Ẩm thực BLÓG

Ẩm thực Việt Nam với các món ăn ngon, lạ, các dịch vụ ăn uống, nhà hàng, các thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm được blog tại đây.

7000đ/suất ăn: Ngộ độc thực phẩm là đương nhiên

(VTC News) – Chi phí cho một bữa cơm (suất ăn công nghiệp) là quá ít, chỉ 7 ngàn đồng. Cá mua về không được bảo quản tốt nên gây dị ứng. Đó là lý do khiến hàng loạt công nhân ở các khu công nghiệp bị ngộ độc.

Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa cho biết: Theo thống kê, trong quý III vừa qua, cả nước ghi nhận 67 vụ ngộ độc thực phẩm, với 2.225 người mắc, trong đó có 15 người chết.

Trong đó, số vụ ngộ độc thực phẩm lớn (trên 30 người) là 16 vụ. Ngộ độc chủ yếu xảy ra tại gia đình (55,4%) và bếp ăn tập thể (16,9%). Nguyên nhân gây ngộ độc chính là vi sinh vật chiếm 50,8%, độc tố tự nhiên 27,7%, hóa chất 6,2%.

Tử vong do ngộ độc rượu chiếm 26,7%, nấm độc 20%, sử dụng thịt cóc 13,3%.

Nguyên nhân chính gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm chủ yếu là do vi sinh vật, độc tố tự nhiên, hóa chất...

7000đ/suất ăn: Ngộ độc thực phẩm là đương nhiên 

Điều đáng nói, thời gian gần đây, vụ ngộ độc tại các khu công nghiệp tiếp tục xảy ra. Cụ thể, vào ngày 27/9/2012, tại bếp ăn tập thể của Công ty Hansoll Vina, khu công nghiệp Sóng Thần I, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm với 1609 người ăn, số người nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm phải đi điều trị tại bệnh viện là 238 người và không có tử vong.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã chỉ đạo Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý ngộ độc thực phẩm, điều tra xác định nguyên nhân.

Đến ngày hôm nay, toàn bộ số lượng công nhân bị ngộ độc thực phẩm đã ổn định sức khỏe và xuất viện.

TS Trần Quang Trung, Cục trưởng cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho rằng: Ngộ độc ở những khu công nghiệp chủ yếu do quá trình bảo quản thực phẩm. Ví  dụ họ đã ăn cá không được bảo quản đúng nên gây dị ứng vì có nhiều histamin.

Còn TS Nguyễn Thanh Phong, phó cục trưởng cục An toàn vệ sinh thực phẩm thì cho rằng: “Rủi ro về an toàn vệ sinh thực phẩm rất khó tránh không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác trên thế giới.

Mỗi năm chúng tôi ghi nhận vài ngàn người bị ngộ độc thực phẩm. Nhưng cũng chưa chính xác vì chúng ta chưa có điều kiện để thống kê và chưa tuyên truyền là họ cần thông báo cho cơ quan chức năng mỗi khi bị ngộ độc. Nhất là ở những gia đình nhỏ lẻ. Quan trọng để tránh ngộ độc, chúng ta cần nâng cao đời sống xã hội.

Chúng tôi đi điều tra suất  ăn công nhân ở các khu công nghiệp thì mỗi suất ăn chỉ từ 7- 8 ngàn đồng chưa kể lợi nhuận của người  bán, vậy thì làm sao đảm bảo và tốt được chất lượng”.

Từ đó, cục khuyến khích các nhà máy tự tổ chức suất ăn. Vì làm như vậy ít bị nguy  cơ ngộ độc thực phẩm hơn là mua ngoài cho công nhân.

Cục đã giải thích để chủ doanh nghiệp thấy rõ, sức khỏe của của công nhân là quan trọng. Nếu xảy ra ngộ độc chủ doanh nghiệp phải chịu mọi thiệt hại, năng suất công nhân làm giảm.

Nguồn: Suất ăn công nghiệp Ngọc Phát, Suất ăn công nghiệp Tiền Giang, Suất ăn công nghiệp Bến Tre

Read More...

Quy trình thiết kế bếp ăn công nghiệp

Nếu bạn là nhà hàng, khách sạn, nhà máy mới xây dựng, điều băn khoan ở bạn là không biết bố trí các thiết bị nhà bếp như thế nào cho hợp lý, làm sao để hiệu suất hoạt động của nhà hàng, khách sạn mình hiệu quả nhất. các bạn chỉ có 1 khoảng thời gian rất ngắn để có thể kiếm tiền về cho nhà hàng mình nhiều nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất, để làm được điều đó không phải là khó, dưới đây là 5 điều kiện tiên quyết cho hệ thống nhà bếp của Quý vị được chuyên nghiệp hơn. Dưới đây là qui trình tạo bếp ăn công nghiệp nhằm cung cấp suất ăn công nghiệp an toàn

Bố cục không gian bếp gồm 5 yếu tố cơ bản. 

Quy trình thiết kế bếp ăn công nghiệp

Quy trình thiết kế bếp ăn công nghiệp

1. Khu sơ chế là Khâu đầu tiên trong quy trình làm bếp. ở khâu này, người nhân viên có trách nhiệm lấy đồ từ kho bảo quản hoặc mua ngoài, sau đó đem ra sơ chế, gồm:
- Chậu rửa, giá để đồ, thiết bị sơ chế thái lát rau của quả 

2. Khu gia công là khâu thứ 2 trong quy trình làm bếp. Các thực phẩm sau khi được sơ chế ở khu gia công sẽ chuyển sang khu gia công, gồm:
- Băm chặt thịt, nhào bột, nặn bột, viên thịt, ướp gia vị…. 

3. Khu chế biến là khâu quan trọng nhất trong quy trình làm bếp.
- ở khâu này các thực phẩm sau khi gia công sẽ được chuyển sang bàn chờ ngay tầm tay với của bếp trưởng nhà hàng, các thiết bị nấu gồm:
- Các bếp xào, nấu, bếp hấp, bếp hầm, bếp chiên, bếp nướng…
- Khu chế biến phải được lắp đặt chuyên nghiệp, không để khói làm ảnh hưởng nhà bếp, không gây mùi, không gây tai nạn cho người làm bếp, đòi hỏi an toàn tuyệt đối. 

4. Khu soạn đồ, ra đồ.
- ở khâu này các thiết bị cho khu này bao gồm chậu rửa, các giá inox, các bàn inox, xe đẩy đồ chờ sẵn…, bố trí cửa ra đồ phải rộng, thoáng… 

5. Khu rửa bát và diệt khuẩn. - Sau khi khách ăn xong bát đĩa sẽ được tập trung ở khu này, các thiết bị gồm:
- Bàn rọ rác, các chậu rửa, các giá thang inox nhiều tầng, tủ diệt khuẩn cho bát đĩa.

Nguồn: Suất ăn công nghiệp Ngọc Phát, Suất ăn công nghiệp Tiền Giang, Suất ăn công nghiệp Bến Tre

Read More...

Teo cơ vì suất ăn công nghiệp

Chất lượng suất ăn công nghiệp quá thấp khiến công nhân phải lấy hết năng lượng dự trữ ra để làm việc, dẫn đến cơ bắp bị bào mòn từng ngày, ảnh hưởng nặng đến thế hệ con cái

“Bây giờ sao tôi thấy công nhân (CN) nào cũng nhỏ nhỏ, gầy gầy, phờ phạc. Đa phần CN  cưới  CN nên dễ sinh ra một thế hệ suy dinh dưỡng...”. Một cán bộ Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) - Bộ Y tế  nhận xét như trên bên hành lang hội thảo “Phòng chống ngộ độc thực phẩm ở bếp ăn tập thể tại KCN, KCX” do cục này phối hợp với Sở Y tế tỉnh Bình Dương tổ chức tại Bình Dương ngày 13-8.

Suất ăn 7.000 đồng

Ông Nguyễn Văn Đạt, Chi Cục trưởng Chi cục ATVSTP  tỉnh Bình Dương, cho biết năm 2010-2011, chi cục đã khảo sát khoảng 50 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn và phát hiện   ở một số DN, suất ăn của mỗi CN chỉ khoảng 7.000 đồng! Trong số 7.000 đồng này có đến 30% chi phí  nhân công, nhiên liệu nấu nướng, tiền vận chuyển… “Như vậy CN ăn được gì trong suất ăn 7.000 đồng đó?” - phóng viên hỏi. “Chủ yếu là cơm thôi” - ông Đạt trả lời.

Dựa trên kết quả khảo sát mới đây về chất lượng suất ăn của CN tại các KCN, KCX  của Viện Dinh dưỡng Quốc gia,  PGS-TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng, cho biết khẩu phần của CN chỉ đáp ứng được 89,7% nhu cầu về năng lượng. Đặc biệt, khẩu phần của nữ CN bị thiếu năng lượng nhiều hơn nam. Riêng khẩu phần của nữ CN ở các ngành nghề lao động nhẹ chỉ đáp ứng được 77,7% nhu cầu về năng lượng.

Thức ăn kém chất lượng không chỉ có thể gây ngộ độc tức thời mà còn ảnh hưởng đến giống nòi.

Trong ảnh: Hàng loạt công nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Bình Dương phải cấp cứu trong thời gian qua

Không chỉ thiếu năng lượng, theo PGS-TS Lê Bạch Mai, khẩu phần ăn của CN còn rất mất cân đối, thiếu chất cho sự phát triển cơ bắp. Cụ thể, năng lượng sản sinh từ  protein chỉ có 12%, 16% năng lượng từ lipit, còn lại 72% năng lượng là của các chất bột đường. “Năng lượng từ khẩu phần ăn không đủ nên CN phải sử dụng nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể. Người CN sẽ gầy đi, các lớp cơ của họ sẽ bị bào mỏng  từng ngày” - PGS-TS Mai lo ngại.

PGS -TS Lê Bạch Mai cũng lo lắng về con cái của hàng triệu CN. Bà cho biết người mẹ CN thiếu dinh dưỡng rất dễ sinh ra những đứa con suy dinh dưỡng, cân nặng khi mới sinh dưới 2,5 kg và dễ mắc các chứng như thiếu máu và nhiều hệ lụy khác

Ra chợ gom thực phẩm rẻ, ôi thiu
Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Đạt cho biết hiện nay chưa có bất cứ  văn bản pháp luật nào quy định về giá thành suất ăn công nghiệp, do đó mới có chuyện suất ăn ở mỗi DN đều khác nhau và chủ yếu ở mức thấp. Ông Nguyễn Hữu Thọ, Phó Giám đốc Công ty Sản xuất thương mại Phước Thành (chuyên chế biến, cung cấp suất ăn công nghiệp, đóng ở thị xã Dĩ An - Bình Dương), cho rằng mỗi suất ăn đều có một món mặn, một món xào, cơm canh ăn no với khoảng 15.000 đồng.
Tuy nhiên, nhiều DN lại chọn tiền ăn thấp hơn.  Để bảo đảm lợi nhuận và có hợp đồng, một số công ty cung cấp suất ăn công nghiệp ra chợ gom thực phẩm giá rẻ để chế biến.

Ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP, nhận định giá thành của suất ăn công nghiệp thấp chắc chắn sẽ dẫn tới nguyên liệu chế biến thức ăn  không bảo  đảm chất lượng  vì người chế biến buộc phải mua các nguyên liệu rất rẻ, thậm chí bị ôi thiu. Hậu quả dẫn đến là ngộ độc thực phẩm tập thể thường xuyên xảy ra trong các DN...

Để bảo vệ quyền lợi, bảo vệ sức khỏe cho CN, ông Long đề nghị  Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ LĐ-TB-XH cần có văn bản  quy định giá trần suất ăn công nghiệp theo mỗi ngành, nghề  trên cơ sở bảo đảm nhu cầu  dinh dưỡng tối thiểu cho CN. Nhiều đại biểu cho rằng không chỉ định khung về giá cả một suất ăn mà còn phải định khung về cả giá trị, thành phần dinh dưỡng của suất ăn đó để tránh chuyện DN nói giá suất ăn cao nhưng thực chất, trên đĩa cơm của CN chẳng có gì bổ dưỡng.

185 vụ ngộ độc thực phẩm/năm

Theo thống kê của Cục ATVSTP, bình quân mỗi năm cả nước xảy ra 185 vụ ngộ độc thực phẩm với 6.147 người mắc, trong đó 46 người chết. Trong 5 năm gần đây, có 927 vụ ngộ độc thực phẩm với 30.733 người mắc, trong đó 229 người chết. Tỉ lệ ngộ độc thực phẩm trong các bếp ăn tập thể chiếm 12% - 20,6%.

Cũng theo Cục ATVSTP, ngộ độc tập thể trong các KCN, KCX xảy ra nhiều nhất tại vùng Đông Nam Bộ, chiếm 66,7%. Ngoài ra, trong số 72 vụ ngộ độc tập thể xảy ra tại các KCN, KCX ghi nhận được có 19,4% vụ do độc tố; 33,3% vụ do vi sinh vật; 11,1% vụ do hóa chất; 36,1% vụ chưa xác định được nguyên nhân.

Read More...

Suất ăn công nghiệp có an toàn?


Tại TP. HCM có 13 khu chế xuất, khu công nghiệp và hệ thống 245 trường học có lớp bán trú. Ðây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp (SACN) và cũng là mối lo không nhỏ cho xã hội khi chưa có đầy đủ biện pháp kiểm tra an toàn vệ sinh.

Nguy cơ từ giá rẻ?

Không kể đến những đơn vị lớn như Dussmann, một ngày phải nấu bình quân 30.000 suất ăn, các đơn vị nhỏ hơn như Kim Sơn cũng nấu khoảng 10.500 suất/ngày, Hiệp Bình Phước 3.000 suất/ngày, Củ Chi 6.000 suất/ngày… Số những công ty, cơ sở làm dịch vụ cung cấp SACN với mức từ 1.000 suất trở lên tại TP.HCM có trên 20 đơn vị. Cuộc cạnh tranh để giành các hợp đồng cung cấp SACN với chiết khấu hoa hồng, các khoản chi bồi dưỡng, tiếp thị… đã góp phần làm giảm khẩu phần và chất lượng của những suất ăn.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, chủ nhiệm hợp tác xã thương mại dịch vụ Củ Chi nói: chỉ có ở vùng ngoại thành mới có thể nấu được suất ăn với mức giá 3.000đ/bữa gồm 3 món do mức giá nhiều loại thực phẩm rẻ hơn và không phải chi thêm khoản nào.

Các hợp đồng dịch vụ cũng ràng buộåc thêm nhà cung cấp suất ăn công nghiệp nhiều trách nhiệm. Ngoài chi phí phải chịu về thuốc men, khám chữa bệnh khi có sự cố xảy ra, nhà cung cấp còn phải chịu chi phí cho việc sản xuất bị đình trệ, chi phí quản lý trật tự…Giám đốc một công ty cung cấp SACN nói: “Tôi cố gắng thực hiện theo các biện pháp khuyến cáo, nhưng cũng không dám chắc ngộ độc có thể xảy ra lúc nào, xui thì chịu".

Khó tuân theo các quy định

Một quy định đơn giản của cơ quan chức năng đối với nhà cung cấp SACN là thực phẩm sau khi nấu chín, phải được sử dụng ngay trong vòng 2 giờ, nếu quá thời hạn trên phải đun nóng lại. Nhưng trên thực tế rất hiếm có đơn vị cung cấp SACN nào thực hiện bởi lẽ nấu một bữa ăn với tối thiểu 3 món canh- mặn- xào và cơm cũng mất gần 1 giờ đồng hồ. Sau đó còn phải tốn thời gian chia nhỏ thức ăn cho hàng trăm khay hộp, chuyên chở đến nơi phục vụ. Ðể đảm bảo cho các em học sinh, công nhân ăn uống đúng giờ, các nhân viên vận chuyển còn trừ hao thêm một khoảng thời gian có thể bị tắc đường do đông xe, thời gian chất lên và mang xuống xe… Thông thường, việc nấu nướng luôn hoàn tất trước bữa ăn khoảng 3 giờ.

Suất ăn công nghiệp có an toàn?

Bà Mai Chi, giám đốc đơn vị dịch vụ Kim Sơn cho biết: tránh ngộ độc, chỉ còn cách là chọn thực phẩm tốt, nấu đúng độ chín và giữ vệ sinh quy trình chế biến tốt để hạn chế thức ăn bị ôi thiu. Còn nếu tuân theo quy định trên thì chỉ có thể thực hiện với những đơn vị có bếp ăn tại chỗ hoặc điểm vận chuyển gần.

Một bất cập trong quản lý các bếp ăn tập thể là tình trạng sức khỏe của nhân viên chế biến chưa được kiểm tra kỹ. Qua kiểm tra nơi chế biến thức ăn của một số cơ sở cung cấp SACN đã có công nhân bị ngộ độc, đoàn kiểm tra phát hiện có 30% nhân viên chưa được khám sức khoẻ theo quy định, trong đó có một số người bị bệnh nấm móng tay và có cả một người bàn tay bị mưng mủ mà vẫn tham gia phân chia thức ăn. Bình quân, một bếp nâuë cho khoảng 3.000 suất ăn cần có 10 - 12 người phục vụ. Nếu theo đúng quy định và dự phòng cho các tai nạn làm bếp thì các bếp ăn luôn có từ 15 - 18 người làm việc, nhưng thuê nhiều người, chi phí cao thì các cơ sở dịch vụ không đủ sức cạnh tranh.

Cung cấp SACN đang là dịch vụ tiềm năng do nhu cầu thị trường lớn. Nhưng vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng đòi hỏi những nhà đầu tư lớn mà các cơ sở nhỏ không có khả năng. Ngoài ra, còn thiếu nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu, thực phẩm theo kiểu khép kín từ nuôi trồng, giết mổ đến sơ chế để cung cấp cho đơn vị dịch vụ đúng tiêu chuẩn quy định. Những số liệu của cơ quan thanh tra, kiểm tra mới chỉ dừng lại ở mức độ thông tin, còn người chịu các rủi ro là công nhân, học sinh vẫn không còn cách nào khác là hy vọng ban giám đốc, ban giám hiệu của họ đã chọn đúng nhà cung cấp có trách nhiệm và không bị chi phối bởi hoa hồng.

 

BÍCH NGA (sgtt)

Read More...

Chuyện dài an toàn thực phẩm Trung Quốc

Ngày 10-4, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc (SFDA) bác bỏ cáo buộc bao che xì-căng-đan tảo spirulina nhiễm chì của giới truyền thông. Nhưng không có lửa làm sao có khói?

Từ đầu năm, dư luận quần chúng và một số tờ báo Trung Quốc phản ánh “thực phẩm kỳ diệu” spirulina – một loại tảo xoắn giàu đạm, vitamin và axít amin - bán trên thị trường Trung Quốc dưới dạng viên nén bị nhiễm chì, thạch tín và thủy ngân, toàn là kim loại nặng độc hại, quá mức cho phép. Người ta còn chỉ đích danh những nhãn hiệu danh tiếng như By-Health và Green A.

SFDA tự mâu thuẫn

Tháng 2 vừa qua, SFDA mở một đợt kiểm tra đặc biệt thực phẩm chức năng tảo spirulina dạng viên nén. Ngày 30-3, SFDA chính thức thông báo kết quả kiểm tra 13 nhãn hiệu tảo spirulina trên trang web của mình. Các nhà điều tra nói đã phát hiện 3 nhãn hiệu là hàng giả (Onice, Conice, Hongyangshen) và 1 nhãn hiệu (Cont-healthy) của Công ty Dược phẩm Xinfulai, tỉnh Phúc Kiến, chứa hàm lượng chì và thạch tín vượt mức cho phép. Conice và Cont-healthy được quảng cáo có xuất xứ từ Mỹ còn Onice là sản phẩm của Úc.

Trại nuôi trồng tảo spirulina ở hồ Trịnh Hải, Vân Nam. Ảnh: PLANET BIO

Cũng theo thông báo trên, sản phẩm tảo spirulina của 9 công ty Green-A, By-Health, Jinaoli, Chenghai Lake, Green Classic, B&H, Shengaolikang, Gaozhi và Shirulan đều chứa hàm lượng chì trong giới hạn cho phép là 2 mg/kg sản phẩm.

Thông báo trên làm giới truyền thông Trung Quốc thật sự bất ngờ. Bởi ngày 29-2 và sau đó ngày 5-3, SFDA gửi thông báo nội bộ cho các chi nhánh cấp tỉnh và các cơ quan trung ương có nội dung hoàn toàn khác được hãng tin nhà nước Tân Hoa Xã (THX) đưa tin. Bản tin THX còn cho biết tảo spirulina của Trung Quốc bị nhiễm chì tràn ngập thị trường và nêu tên 13 sản phẩm tình nghi nhiễm chì, thạch tín và thủy ngân vượt mức cho phép.

Tất cả các nhãn hiệu của 9 công ty đều chứa kim loại chì vượt chuẩn quốc gia, do đó bị xếp vào loại kém chất lượng cần thu hồi. Vậy mà 1 tháng sau, tên 9 công ty đều “biến mất”.

SFDA vốn có tiền án tiền sự trong quá khứ mà đỉnh điểm là vụ cựu cục trưởng SFDA Trịnh Tiêu Du bị xử tử hình năm 2007 về tội ăn hối lộ. Liệu lần này các quan chức SFDA có đi theo vết xe cũ hay không? Theo nhật báo Tham chiếu Kinh tế thuộc Tập đoàn THX, một số người trong các công ty có vấn đề giải thích rằng sở dĩ có chuyện “không đạt chuẩn” biến thành “đạt chuẩn” là nhờ có chiến thuật PR (quan hệ công chúng) phù hợp với SFDA.

0,5 mg/kg hay 2 mg/kg?

Để làm sáng tỏ nghi vấn SFDA có ăn hối lộ hay không, THX tổ chức một cuộc điều tra riêng, mang 8 mẫu thực phẩm chức năng spirulina dạng viên nén mua tại các cửa hàng thuốc tây, siêu thị và trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh, Thiên Tân và tỉnh Hồ Bắc đem đi xét nghiệm tại các cơ quan kiểm định chất lượng độc lập.

Tảo spirulina Green A nhiễm chì vẫn còn được bày bán trên kệ siêu thị
Bắc Kinh sau khi bị SFDA đánh giá “không đạt chuẩn”. Ảnh: T.L

Kết quả cho biết 6/8 mẫu đều bị nhiễm chì, thạch tín và thủy ngân vượt chuẩn. Đặc biệt, viên tảo mang nhãn hiệu Mỹ Cont-healthy chứa hàm lượng chì vượt mức đến 820%! Có nghĩa là ai uống nhầm sản phẩm này sẽ bị đau bụng, thiếu máu và động kinh. Các hệ tiêu hóa, thần kinh và sinh sản bị tổn hại.

Điều đáng nói là các mẫu đem đi xét nghiệm của THX đều được kiểm định hàm lượng kim loại nặng theo mức tối đa cho phép là 0,5 mg/kg đối với mọi sản phẩm. Đây là tiêu chuẩn quốc gia do Cục Giám định Kỹ thuật Nhà nước ban hành năm 1997 áp dụng cho mọi sản phẩm, đến nay vẫn còn hiệu lực. Trong khi đó, trong thông báo ngày 30-3, SFDA lại dùng chuẩn 2 mg/kg sản phẩm để đánh giá chất lượng tảo spirulina dạng viên nén. Theo bảng chuẩn quốc gia, mức 2 mg/kg sản phẩm chỉ áp dụng cho bột uống và viên bao con nhộng.

Tại sao SFDA lại nhập nhằng giữa viên nén và viên bao con nhộng khi đánh giá sản phẩm tảo spirulina của 9 công ty nói trên? Tờ Tin tức Bắc Kinh đặt vấn đề với SFDA. Câu trả lời của SFDA là “chưa có tiêu chuẩn rõ ràng đối với viên nén tảo spirulina. Chuẩn 2 mg được hầu hết chuyên gia chấp nhận vì liều lượng tương đương với bột uống. Họ còn cho biết tiêu chuẩn của châu Âu cao hơn nhiều, đến 3 mg/kg”.

Tờ Tham chiếu Kinh tế cũng thắc mắc: “Nhưng cách đây 1 tháng, tại sao các quan chức SFDA tuyên bố với báo chí rằng họ dùng chuẩn 0,5 mg/kg?”. Cũng theo tờ báo này, do 2 thông báo của SFDA “chửi nhau”, ngày 9-4, Viện Công tố Bắc Kinh đã mở một cuộc điều tra các quan chức SFDA theo hướng nghi vấn tham nhũng. Tờ Tham chiếu Kinh tế đã cung cấp cho các công tố viên những chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra riêng.

Chưa được quan tâm đúng mức

Giải thích thái độ bất nhất của SFDA, ông Dali Yang, giáo sư chính trị học Trường Đại học Chicago, nhận xét rằng tuy có cố gắng cải thiện tính minh bạch và tăng cường kiểm tra chất lượng dược phẩm, SFDA thiếu nhân sự có chất lượng và bị quá tải. Theo chuyên gia về SFDA này, công tác kiểm tra chất lượng thảo dược ở Trung Quốc đã không được quan tâm đúng mức và đó là kẽ hở để những kẻ xấu – những công ty sản xuất tảo spirulina vô lương tâm - lợi dụng.

THX dẫn lời một người giấu tên am hiểu tình hình ở tỉnh Vân Nam, nơi cung cấp 40% tảo spirulina nuôi trồng trong hồ Trinh Hải cho khắp thế giới, cho biết: “Các công ty thường dùng bột tảo thứ cấp có hàm lượng chì, thạch tín và thủy ngân rất cao để bào chế viên nén tảo spirulina. Làm như vậy, công ty giảm được giá thành sản phẩm và thu được lợi nhuận lớn”.

Read More...

Báo động vệ sinh thực phẩm suất ăn công nhân

Ngày 17.10, Sở Công thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Đồng Nai, đã có cuộc họp với khoảng 100 doanh nghiệp (DN) tại 7 KCN trên địa bàn Nhơn Trạch, nhằm giải quyết tình trạng mất vệ sinh của các bếp ăn tập thể, suất ăn công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn công nhân (CN).

Theo báo cáo của Chi cục ATVSTP, trên địa bàn tỉnh có trên 19.200 cơ sở thực phẩm, trong đó có khoảng 6.800 cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp. Đặc biệt, toàn tỉnh hiện có 30 KCN với 900 nhà máy, khoảng 500 bếp ăn tập thể, phục vụ suất ăn cho 350.000 CN mỗi ngày. Qua kiểm tra cho thấy, tình hình ngộ độc thực phẩm đang diễn ra phức tạp, ngoài tầm kiểm soát.


Trong 10 tháng đầu năm 2012, toàn tỉnh xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm với 215 ca nhập viện. "Tình trạng nhiễm độc thức ăn, mất vệ sinh thực phẩm, chất lượng bữa ăn CN hiện nay rất đáng báo động. Kiểm tra 159 bếp ăn tập thể chỉ có 56 bếp đủ điều kiện vệ sinh, còn lại đa số trang thiết bị xuống cấp, điều kiện về con người không đảm bảo. 

Ngoài ra, nhằm giảm giá thành, nhiều cơ sở lựa chọn nguồn thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, bị biến chất, quá hạn sử dụng dẫn đến thức ăn bị nhiễm sinh hóa, vật lý", bà Trương Thị Thảo, Phó trưởng phòng Thông tin truyền thông Chi cục ATVSTP Đồng Nai cho biết. Bà Thảo nhìn nhận, tình trạng giết mổ lậu, sử dụng thịt thối, thịt kém chất lượng đưa vào các bếp ăn CN cũng là tác nhân chính đe dọa sức khỏe của người lao động.

Ông Châu Minh Nguyện, Phó giám đốc Sở Công thương Đồng Nai cho biết, thời gian tới Sở sẽ giới thiệu cho DN tiếp cận các mặt hàng thiết yếu, an toàn như gạo, đường, rau, thịt heo, gà... Ban Quản lý các KCN cũng đề nghị các DN cung cấp suat an cong nghiep Ngoc Phat, suat an cong nghiep Tien Giang, suat an cong nghiep Ben Tre hợp tác, lựa chọn nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng để nâng cao suất ăn, tái tạo sức lao động cho CN. Sở Công thương cũng đề nghị các DN trên địa bàn Đồng Nai tham gia chương trình đưa thực phẩm sạch vào các bếp ăn tập thể, dự kiến tổ chức vào cuối tháng 10.2012.

Kim Cương

Read More...

4 thực phẩm giúp làm trắng da của bạn

Nếu bạn muốn có làn da đẹp sáng mịn thì hãy áp dụng 1 trong các công thức giúp làm trắng da sau đây:

1. Sữa tươi


Sữa tươi chứa protein, enzyme và đặc biệt là axit lactic giúp cung cấp độ ẩm và lam trang da mịn. Không những thế, các nghiên cứu cho thấy cách rửa mặt này an toàn với mọi loại da, dù là da nhạy cảm, mụn trứng cá hay khô. Sử dụng sữa tươi để rửa mặt thường xuyên có tác dụng phòng chống lão hóa, hạn chế đốm nâu rất tốt. Bên cạnh việc sử dụng mát xa da mặt, bạn có thể kết hợp với uống sữa để có thể làm đẹp da mặt.

Chỉ cần một chén sữa nhỏ, thoa đều lên mặt đã được làm sạch, mát xa nhẹ nhàng cho tới lúc sữa khô đi. Sau đó rửa lại với nước ấm, các chị sẽ thấy da sáng mịn hơn hẳn. Cách này có thể dùng đều đặn hàng ngày và nên chọn sữa tươi nguyên chất cho kết quả tốt nhất.

2. Cám gạo



Cám gạo có rất nhiều vitamin giúp làm đẹp và mịn da. Đặc biệt, vitamin nhóm B được coi là thần dược giúp đẩy màu da sáng hơn. Với những ai có nhiều vết thâm trên da như tàn nhang, sẹo mụn thì cũng nên sử dụng cám gạo để rửa mặt hàng ngày.

Cách rửa mặt bằng cám gạo rất đơn giản bằng cách tận dụng nước vo gạo để xoa lên mặt hàng ngày trong 15 phút. Nếu sử dụng cám gạo có bán sẵn trên thị trường, chị em có thể học cách của phụ nữ Nhật là đổ cám vào một túi vải sạch có dây buộc, ngâm trong nước ấm vài phút cho dịch sữa thấm ra ngoài. Sau đó thoa nước này lên mặt, mát xa nhẹ nhàng trong vài phút và rửa lại với nước ấm.

3. Đậu nành



Có thể đây là cách làm đẹp còn mới với bạn nhưng phụ nữ Nhật đã chọn loại thực phẩm này để làm đẹp da từ rất lâu rồi. Đậu nành sử dụng để làm nước uống rất tốt cho sức khỏe và làn da của phụ nữ. Ngoài ra, nếu sử dụng để thoa lên mặt thì những vùng da sậm màu sẽ biến mất, trả lại làn da sáng đẹp.

Cũng tương tự như sữa tươi, chị em có thể sử dụng một chén sữa đậu nành xoa lên mặt, mát xa theo chuyển động vòng tròn trong 15 phút, sau đó rửa lại với nước ấm. Nếu muốn tăng tác dụng của sữa đậu với da, hãy sử dụng một chiếc khăn bông sạch, thấm sữa đậu nành để đắp lên mặt từ 10-15 phút. Cách này giúp cung cấp độ ẩm và làm da sáng nhanh hơn.

4. Cam tươi



Cam chứa rất nhiều vitamin C, một thần dược giúp da sáng mịn nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng cam để rửa mặt hàng ngày, vì không chỉ có tác dụng làm sạch, cam cũng là loại mỹ phẩm tẩy trang rất tốt cho da nhạy cảm. Tuy nhiên, cũng như các loại mặt nạ tự nhiên, nên hạn chế tiếp xúc với nắng để đề phòng da bị sạm trở lại.

Sau khi rửa mặt sạch, thoa nước cam lên mặt và mát xa trong vòng 5 phút. Có thể thấm nước cam vào khăn để đắp lên mặt để phát huy tác dụng làm sạch và sáng da hơn. Sau đó rửa lại với nước ấm, bạn sẽ cảm nhận được làn da trắng đẹp.

Theo Eva

Read More...

Gắn an toàn suất ăn công nghiệp với nhà cung ứng

Ngày 24-10, Sở Công thương tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị “Kết nối doanh nghiệp cung ứng thực phẩm an toàn vào các bếp ăn công nghiệp, bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp”.

Hội thảo thu hút hơn 70 công ty và các nhà cung ứng thực phẩm, cung cấp suất ăn công nghiệp, người nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Đồng Nai có 31 khu công nghiệp với 900 công ty, nhà máy đang hoạt động, trong đó có 500 bếp ăn tập thể tại các công ty phục vụ suất ăn cho 350 nghìn công nhân mỗi ngày. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 19.200 cơ sở thực phẩm, trong đó có khoảng 6.800 cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp nên việc kiểm soát an toàn thực phẩm đang gặp nhiều khó khăn.


Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, Đồng Nai xảy ra năm vụ ngộ độc thực phẩm tập thể làm 215 người phải nhập viện điều trị. Điều này cho thấy, tình hình ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn công nghiệp vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Trong 10 tháng đầu năm 2012, kiểm tra tại 159 bếp ăn công nghiệp thì có đến 103 bếp không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mục tiêu hội nghị đề ra trong thời gian tới là các doanh nghiệp, bếp ăn tập thể sẽ có điều kiện kết nối với các nhà sản xuất thực phẩm, người nông dân nhằm thu mua trực tiếp, giảm bớt khâu trung gian để có được nguồn thực phẩm sạch, chất lượng và an toàn nhất.

Nguồn: ANND

Read More...

Những thực phẩm không nên để trong tu lạnh

Lưu trữ thực phẩm trong tủ không hợp lý sẽ làm nảy sinh nhiều tác hại khôn lường.Rất nhiều người nghĩ rằng thực phẩm để trong tủ lạnh là "an toàn", không bị chua, bị hỏng vì tủ lạnh có thể ức chế tốc độ sinh sản của vi khuẩn. Nhưng thời gian lưu trữ thực phẩm quá dài cũng là nguy cơ gây mất an toàn và xuất hiện một triệu chứng gọi là "ngộ độc thực phẩm tủ lạnh".

 Những thực phẩm không nên để trong tu lạnh

Những thực phẩm không nên để trong tủ lạnh, An toàn thực phẩm, Sức khỏe đời sống, Thuc pham, thuc pham de tu lanh, luu tru thuc pham, su dung tu lanh, bao quan tu lanh, cac loai rau, trai cay, banh ngot, thit che bien, thuc pham dong lanh, suc khoe, bao.

Những thức ăn để qua đêm có lượng nitrite tăng đáng kể

Những thực phẩm không nên để trong tu lạnh

Về mặt dinh dưỡng, một số loại thức ăn không nên để qua đêm, đặc biệt là các loại rau vì qua một đêm hàm lượng nitrite của chúng đã gia tăng khá cao (nguyên nhân là vì rau được bón phân nitơ, nitrat từ phân bón nitơ được hình thành trong quá trình tăng trưởng thực vật). Hâm nóng hay các hình thức làm nóng khác không thể tiêu diệt hết các vi sinh vật và vi khuẩn cũng như hàm lượng nitrite cứng đầu trong thức ăn.

Khi thức ăn thừa được bảo quản trong tủ lạnh, hàm lượng nitrit sẽ tích trữ dần. Người lớn hấp thụ khoảng 0.2 - 0.5gram có thể gây ngộ độc, tiêu thụ lâu dài có thể dẫn đến ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng và các bệnh khác.

Mặc dù sử dụng tủ lạnh thường xuyên và trong nhiều năm nhưng không có nghĩa là bà nội trợ nào cũng biết cách sử dụng tủ lạnh hợp lý. Bởi không phải thực phẩm nào cũng thích hợp bảo quản trong tủ lạnh, chưa kể mỗi loại thực phẩm lại có cách bảo quản khác nhau.

5 loại thực phẩm chuyên nấu suất ăn công nghiệp sau không nên đặt trong tủ lạnh:

Các loại rau

Cà rốt, bí đỏ, dưa, hành... có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng. Dưa chuột, ớt xanh để trong tủ lạnh một thời gian dài sẽ có xu hướng bị mềm và thối.

Trái cây nhiệt đới

Chuối, xoài, trái cây nhiệt đới và cận nhiệt đới có khả năng thích ứng nhiệt độ thấp, nếu được đặt trong tủ lạnh, trái cây được giữ lạnh nhưng sẽ ảnh hưởng đến hương vị.

Bánh ngọt

Các loại bánh và thực phẩm giàu tinh bột khác để trong tủ lạnh sẽ nhanh chóng bị khô cứng.

Thịt chế biến sẵn

Thịt xông khói, dăm bông và các loại thịt muối khác nên để ở nơi thoáng mát, thông gió sẽ đảm bảo hương vị tốt hơn là trong tủ lạnh. Vì độ ẩm trong tủ lạnh quá lớn dễ khiến cho thịt có mùi hôi. Bạn cũng nên lưu ý không lưu trữ thịt quá lâu nhé!

Những thực phẩm không nên để trong tủ lạnh, An toàn thực phẩm, Sức khỏe đời sống, Thuc pham, thuc pham de tu lanh, luu tru thuc pham, su dung tu lanh, bao quan tu lanh, cac loai rau, trai cay, banh ngot, thit che bien, thuc pham dong lanh, suc khoe, bao.

Thực phẩm đông lạnh đã rã đông

Những thực phẩm đông lạnh sau khi được ra đông, tan hoàn toàn lớp băng đá thì vi khuẩn sẽ xâm nhập và nhân lên rất nhanh. Do đó, thực phẩm đã rã đông không nên cho lại vào tủ lạnh. Vì thế, tốt nhất hãy chia thành từng phần nhỏ thích hợp với mỗi lần bạn chế biến. Làm như vậy sẽ tránh được tình trạng trên.

Ngoài ra, khi lưu trữ trong tủ lạnh, tránh để các thực phẩm sống và chín lẫn lộn với nhau, để ngăn chặn mùi hôi thì nên sử dụng túi nilon hoặc màng bọc thực phẩm.

Theo Thúy Phạm (Tri thức trẻ)

Read More...

Suất ăn công nghiệp Ngọc Phát

Suất ăn công nghiệp Ngọc Phát là công ty chuyên chế biến và cung cấp suat an cong nghiep, tổ chức các bếp ăn tập thể cung ứng cho công nhân viên tại các nhà máy, xí nghiệp, khách sạn, văn phòng của Quý khách hàng....

Trong quá trình hoạt động của mình, Ngọc Phát Catering đã từng bước nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình trên phạm vi khu vực Đông-Tây Nam Bộ, trong tương lai sẽ phát triển trên to

Từ nền tảng cung cấp đa dạng nguồn nguyên liệu đầu vào, cũng như hiểu rõ thấu đáo nguyên tắc hoạt động trong ngành suất ăn công nghiệp. Do vậy Ngọc Phát Catering có thể khẳng định việc cung cấp bữa ăn hằng ngày cho nhân viên Quý công ty đạt chất lượng, đa dạng với giá thành hợp lí và cạnh tranh.

Các lĩnh vực hoạt động của công ty:
Kế hoạch phát triển của Ngọc Phát Catering (Suất ăn công nghiệp Ngọc Phát):
  • - Trở thành Doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực về lĩnh vực cung cấp dịch vụ  Catering, quản lý và cung cấp thực phẩm.
Mục tiêu phấn đấu:
  • - Được biết đến như là một công ty chuyên nghiệp trong các lĩnh vực nêu trên.
  • - Đạt được chứng nhận HACCP.
  • - Là một tổ chức hoạt động có lợi nhuận để tạo công ăn việc làm ổn định & phát triển những nhân viên của công ty.
Các giá trị chính của công ty:
  • - Giàu kinh nghiệm trong việc chọn lựa nguồn thực phẩm đầu vào đạt chất lượng tốt nhất với chi phí thấp nhất.
  • - Luôn đặt chất lượng sản phẩm và dịch vụ lên hàng đầu.
  • - Quan tâm tuyệt đối đến các nhu cầu của khách hàng .
  • - Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, đã qua đào tạo chuyên nghiệp.

Liên hệ



CÔNG TY TNHH MTV CUNG CẤP SUẤT ĂN CÔNG NGHIỆP NGỌC PHÁT
Địa chỉ: 606/7/5 Hồ Học Lãm, KP 14, P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân, TP.HCM.
ĐT: 08 62660007                       
Fax: 08 62660004    
Hotline :   Mr Khanh (0976.922.239)
Website: www.ngocphatcatering.com

Read More...