Ẩm thực BLÓG

Ẩm thực Việt Nam với các món ăn ngon, lạ, các dịch vụ ăn uống, nhà hàng, các thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm được blog tại đây.

Ngày Tết nhớ mứt quất phố Hội

Đĩa mứt có màu vàng tươi, lớp đường keo lại bên ngoài cùng hương thơm thoang thoảng của quất làm tăng thêm hương Tết trong nhà.

Quất làm mứt phải chọn lấy loại quất vườn vừa hơi vàng, vỏ căng mịn, bóng đẹp. Nếu trái quất chín quá thì lớp vỏ bên ngoài dễ bị dập, nát khi sơ chế, món quất làm xong sẽ không đẹp. Làm mứt quất tốn khá nhiều thời gian và sự tỉ mỉ trong từng công đoạn.

Quất lặt bỏ cuống, rửa sạch, dùng dao cạo bớt lớp vỏ bên ngoài để bớt đi mùi hăng. Đây là khâu quan trọng và kỹ càng nhất, người làm phải thật khéo léo và nhẹ nhàng bởi chỉ mạnh tay chút xíu là đường dao có thể “phạm” vào ruột quất, trái quất sẽ bị nhũn phải bỏ đi.


Đĩa mứt có màu vàng ươm cùng hương thơm thoang thoảng rất đẹp mắt và ngon miệng.

Sau khi làm xong, hòa chậu nước vôi trong và ngâm quất trong vòng 3 tiếng rồi vớt ra rửa thật sạch. Cho quất vào nồi bắc lên bếp luộc, khi nước vừa sôi thì vớt ra xả lại nước lạnh để quất nhanh nguội. Dùng mũi dao khoét một lỗ nhỏ phía dưới trái, lấy hết hạt ra và ép bớt nước. Lấy hạt xong thì thổi phồng để quất trở lại hình dạng cũ.

Tiếp đến, cho quất vào ngâm với đường trong vài tiếng để vị ngọt của đường dung hòa vị chua của quất. Khi quất đã thấm, bắc chảo lên bếp, cho quất vào rim với lửa nhỏ. Trong lúc rim, bạn nhớ thường xuyên dùng vá múc nước đường tưới lên từng quả quất để mứt được đều vị, đồng thời đảo nhẹ nhàng các quả quất trong chảo để quất được ngấm đều. Rim đến khi vỏ quất chuyển sang màu vàng trong, nước đường keo lại thành sợi trên đầu đũa thì tắt bếp và để nguội. Nếu bạn muốn thêm hương thơm, có thể cho vào vani hoặc nước cốt gừng.

Nhìn từng quả mứt căng phồng màu cam, thoang thoảng hương quất đã thấy hương xuân đang phảng phất đâu đấy. Trong cái không khí se se lạnh của thời tiết ngày đầu xuân, được thưởng thức vị ngọt dịu của mứt quất bên tách trà nóng thì không gì thú vị bằng.

Như Diệu

Read More...

Đổi vị với bún thịt luộc mắm tép

Bát mắm tép chưng thơm ngon, ăn kèm thịt luộc cùng bún lá thái khúc.

Mắm tép là loại thực phẩm lên men, có màu đỏ tươi, không nặng mùi như mắm tôm hay mắm cá. Được dùng làm nguyên liệu thơm ngon cho bữa cơm gia đình, mắm có thể trộn với đu đủ thái sợi ăn kèm cơm trắng, hoặc pha thêm gừng, tỏi, ớt làm nước chấm cho món cá nướng...

Ngon nhất phải kể đến món mắm tép chưng thịt ăn kèm với thịt luộc và bún tươi nổi tiếng của người miền Bắc. Món ăn có vị đậm đà của mắm, thịt luộc mềm và ngọt đem lại sự ngon miệng rất dễ chịu cho người ăn.


Mắm tép được kho hơi sánh với thịt ba rọi, có thể ăn kèm với dưa leo, chuối chát, khế... Ảnh: Khánh Hòa.

Ở Sài Gòn, bún mắm tép thịt luộc không phổ biến như các món ăn khác của miền Bắc như bún đậu mắm tôm, bún chả... Gần sân bay Tân Sơn Nhất, quán bún đậu Homemade đầu đường Hồng Hà, là có bán món ăn này. Quán luôn trong tình trạng đông khách, nếu đến đây vào giờ cao điểm bạn sẽ thấy rất nhiều người đứng nhẫn nại chờ đợi bên ngoài quán.


Thịt luộc thường là bắp giò, được thái thành từng miếng vừa ăn. Ảnh: Khánh Hòa.

Bún thịt luộc mắm tép được chế biến rất đơn giản. Thành phần quan trọng quyết định chất lượng của món ăn chính là bát mắm tép. Hành tím được thái lát, phi thơm với dầu, thịt ba rọi thái lát nhỏ cho vào xào săn, nêm riềng giã nhỏ, đường vào. Sau cùng cho mắm tép vào, dùng đũa khuấy đều, đun nhỏ lửa đến khi vừa sánh lại, nêm gia vị cho vừa miệng và tắt bếp.


Một phần ăn này rất đơn giản với mắm tép, bún tươi, thịt luộc, các loại rau tía tô, kinh giới... Ảnh: Khánh Hòa.

Mắm tép kho xong được múc ra bát, ăn kèm với thịt luộc, bún lá cùng rau tía tô, kinh giới. Hương thơm thoang thoảng của mắm tép như kích thích bao tử của bạn. Gắp một lát thịt luộc, chấm vào mắm tép và thưởng thức cùng với một miếng bún tươi và các loại rau. Vị đậm đà của mắm thấm đẫm trong vị ngọt của thịt, quyện với hương thơm của các loại rau ăn kèm đem lại cho người ăn sự ngon miệng rất khó diễn tả.

Bún mắm tép thịt luộc là một gợi ý tốt cho bạn thay đổi thực đơn của mình khi đã chán ngấy những món bánh mứt ngày Tết.

Khánh Hòa

Read More...

Đặc sản lợn Mán của người Mường

Thịt lợn Mán ướp gia vị được nướng chín vàng ươm, thơm nức. Ngoài ra, lợn Mán còn được chế biến thành các món luộc, rựa mận (nhựa mận), món giò nướng.

Lợn Mán (hay còn gọi là lợn cắp nách) là loại lợn thân hình dài, mõm nhọn, tai nhỏ, chân gầy, lông dài và cứng, được nuôi trong điều kiện tự nhiên, chăn thả trong rừng, chỉ ăn cây, cỏ, không ăn các loại thức ăn công nghiệp nên thịt chắc, nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon và có vị ngọt thịt tự nhiên khi ăn.

Vào những ngày lễ Tết hay hội hè, người Mường ở Hòa Bình lại mổ lợn, chế biến thành những món ăn như luộc, món nướng, rựa mận, chả quấn lá móc mật, món lòng lợn..... để ăn mừng. Khi làm lông lợn, bà con dân tộc Mường không giội nước sôi làm lông lợn như thịt lợn bình thường mà phải thui rơm hoặc danh lợp nhà có dính bồ hóng, như vậy sẽ giữ được nguyên hương vị tự nhiên của thịt mà không bị nhạt và da lợn có màu vàng như màu mật ong.


Thịt lợn Mán ít mỡ, ăn có vị ngon rất ngon và không có cảm giác ngấy. Ảnh: M.T.

Ngon nhất phải kể đến món thịt nướng. Thịt lợn Mán chọn loại vừa thịt vừa da, rửa sạch, thái thành từng lát mỏng. Ướp thịt với các loại gia vị như riềng, sả, mắm tôm, mẻ, nước mắm, rượu trắng, hạt dổi, lá móc mật... Để khoảng 30 phút sau đó cho lên vỉ và nướng trên than hồng. Thịt nướng chín có màu vàng ươm, cháy cạnh cùng hương thơm lan tỏa, quyến rũ.

Nếu không muốn ăn món nướng, thì thịt luộc là một lựa chọn tốt cho bạn. Thịt lợn được xẻ thành từng phần nhỏ, rửa sạch và cho vào nồi luộc chín. Không nên luộc thịt chín quá vì sẽ làm thịt săn lại và mất đi vị ngọt đặc trưng của lợn Mán. Với người dân tộc Mường, thịt luộc không chấm với nước mắm mà chấm với một loại thức chấm đặc trưng ở nơi đây đó là muối trộn với hạt dổi. Muối trắng rang khô, giã nát cùng hạt dổi, khi ăn có vị đậm đà cùng hương thơm của hạt dổi rất lạ miệng.


Trong mâm cỗ của người Mường, nhưng món ăn từ thịt lợn Mán là điều không thể thiếu. Ảnh: N.M.

Trong cái thời tiết se se lạnh của núi rừng, rựa mận với hương vị nồng nàn là món ăn không thể bỏ qua. Chân giò là nguyên liệu chín để chế biến món ăn này. Chân giò rửa sạch, chặt thành từng khúc vừa ăn, ướp chân giò với các loại gia vị như riềng, mẻ, muối, mắn tôm... để khoảng 30 phút cho ngấm gia vị là được. Sau đó cho vào nồi nấu, để lửa nhỏ và đảo đều tay, khi thịt gần chín tưới vào một ít tiết lợn để món ăn có màu mận chín đẹp mắt.

Trong bàn tiệc của người Mường không thể thiếu món canh Loóng. Đây là món ăn được nấu từ ruột cây chuối rừng, nước luộc thịt, xương và lá lốt. Cây chuối rừng đốn về, bóc vỏ ngoài lấy nõn thái mỏng, nhỏ, bóp với muối để xả chất chát. Đặt nồi lên bếp, cho xương lợn vào ninh, khi sôi thì cho nõn chuối rừng vào nấu chín, rắc vào chút hạt dổi nướng giã nhỏ, cùng lá lốt thái sợi và nêm lại gia vị vừa ăn là được. Đây là món canh rất thanh mát, ngọt, không ngán, mang đậm linh hồn của người Mường ở đây nói riêng và người dân tộc vùng núi Tây Bắc nói chung.

Ngoài những món ăn kể trên, lợn Mán còn được chế biến thành các món ăn vừa lạ vừa ngon miệng như: Chả lá móc mật, chả cuốn lá bưởi, chả cuốn lá lốt, thịt lợn mán hấp sả, thịt quay...

Ngọc Miên

Read More...

Thưởng thức lẩu tại Hoàng Thành Quán

Nhà hàng phục vụ nhiều món lẩu nổi tiếng như lẩu riêu cua vùng đồng bằng Bắc bộ, lẩu cá kèo vùng Tây Nam bộ, lẩu nấm thiên nhiên vùng Côn Minh…

Lẩu là món ăn thơm ngon với nhiều nguyên liệu phong phú, đặc trưng và mang đậm tinh thần sum họp, chia sẻ. Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, người Việt lại có thú vui được quây quần cùng gia đình, bạn bè bên mâm cơm và hàn huyên chuyện năm cũ. Một nồi lẩu bốc khói thơm lừng, ấm nồng đã trở thành tâm điểm của những bữa tiệc cuối năm. Đây là món ăn dễ dàng chiều lòng thực khách với nguyên liệu phong phú. Chính độ ấm nóng lan toả từ nồi nước lẩu đã đánh tan cái giá lạnh của những ngày mùa đông.


Nội thất nhà hàng lấy cảm hứng từ sự cổ kính, lâu đời của Hà Thành.

Hoàng Thành Quán phục vụ nhiều món lẩu nổi tiếng và là điểm nhấn ấn tượng của ẩm thực các vùng miền như lẩu riêu cua vùng đồng bằng Bắc bộ, lẩu cá kèo vùng Tây Nam bộ, lẩu nấm thiên nhiên vùng Côn Minh… Sự khác biệt chủ yếu của món lẩu nằm ở công thức nấu nước dùng và các thực phẩm, nguyên liệu đi kèm. Nước lẩu chính là đứa con tinh thần của những đầu bếp. Gia vị và cách gia giảm trong nồi lẩu phải hoà quyện với nguyên liệu ăn kèm như rau, củ, cá hay thịt, mang lại món ăn thơm ngon và trải nghiệm thú vị cho thực khách.

Nằm trên khu phố Mai Hắc Đế cổ kính của thủ đô, Hoàng Thành Quán mang đến một không gian đậm nét Hà Nội cho thực khách. Nhà hàng được xây dựng với gam màu vàng ấm cùng tông màu nội thất gỗ trầm, tạo nên bầu không khí vui vẻ, sum vầy. Đây là điểm đến thú vị cho thực khách yêu quý nét đẹp Hà Nội.


Món lẩu cua Sông Hồng nổi tiếng của Hoàng Thành Quán.

Khi đến nhà hàng, bạn không thể bỏ qua một trong ba loại lẩu ngon gồm lẩu riêu cua Sông Hồng, lẩu nấm thiên nhiên Côn Minh, lẩu cá kèo Tây Nam bộ. Mỗi loại nước lẩu là kết tinh của sự am hiểu sâu sắc về ẩm thực và sức sáng tạo của đầu bếp bậc thầy, có hơn 20 năm kinh nghiệm tại nhà hàng. Nước lẩu mang âm hưởng từ nguyên bản vùng quê - nơi đã sinh ra loại lẩu này cùng những nguyên liệu đặc trưng tươi ngon.

Để bắt đầu bữa ăn, bạn cũng đừng quên gọi một chai rượu vang đỏ thơm, nhấm nháp chút salad điểm tâm trong lúc chờ đợi món lẩu cua Sông Hồng. Món này có nước lẩu được chắt từ cua sông tươi sống và giã bằng tay công phu. Riêng món lẩu gà ta nấm thiên nhiên được ninh từ xương gà, kết hợp vị ngọt tự nhiên của nấm tươi, mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát cho thực khách. Còn món lẩu cá kèo lá giang Nam bộ được nấu theo công thức nguyên gốc của miền miệt vườn, giá từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng.

Nhà hàng phục vụ các món "Bữa trưa đặc biệt" (Lunch Special) như mì Hoàng Thành kiểu Thái Lan, bún riêu cua bò Australia và miến gà ta nấm thiên nhiên, giá từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng.

Từ nay đến ngày 31/3, khi thưởng thức nồi lẩu lớn giá 699.000 đồng tại Hoàng Thành Quán, khách sẽ được tặng một chai rượu vang Chile trị giá 450.000 đồng.

Địa chỉ liên hệ:

98 Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng, Hà Nội. ĐT: 04 62 994 499. Hot line: 0904 714 888

(Nguồn: Nhà hàng Hoàng Thành Quán)

Read More...

Nhớ nồi thịt kho tàu ngày Tết

Thịt kho tàu là món ăn không thể thiếu để cúng ông bà và dùng trong những ngày đầu năm mới ở Nam bộ.

Trong những ngày đầu năm mới, ở miền Nam nhà ai cũng chuẩn bị một nồi thịt kho tàu để đón Tết. Món ăn là sự kết hợp giữa những khúc thịt ba rọi, hột vịt luộc trong cái vị hơi ngọt và béo của nước dừa tươi. Vào những ngày giáp Tết, những người phụ nữ đã lo đi chợ mua thịt ba rọi, hột vịt, nước dừa xiêm để chuẩn bị chế biến nồi thịt cho gia đình.


Thịt kho tàu là món ăn truyền thống trong ngày Tết của người Nam bộ.

Nguyên liệu món ăn đơn giản, cách chế biến cũng không khó. Nhưng để có những miếng thịt nhừ mà không nát, trứng vịt thấm đẫm nước thịt mà không bị đen, nước thịt có màu vàng sóng sánh... đòi hỏi không ít sự tỉ mỉ. Thịt ba rọi sau khi mua về được rửa sạch bằng nước muối. Thái thịt thành từng khúc khoảng 4-5 cm, cho thịt trụng nước sôi, trong đó có một ít phèn chua để thịt được trong và săn, vớt thịt ra rửa với nước lạnh nhiều lần cho sạch.


Thịt thái thành khúc, ướp với các gia vị trước khi đem kho.

Ướp thịt với các loại gia vị như nước mắm, muối, đường, tỏi, hành tím, ớt sừng trâu bằm nhỏ... để trong khoảng 30 phút cho ngấm gia vị. Hột vịt đem luộc chính, bóc bỏ vỏ. Đặt nồi lên bếp, làm nấu dầu ăn, cho thịt đã ướp vào xào sơ qua, cho nước màu và ít nước mắm vào, khi sôi lên thì cho nước dừa vào. Khi thịt vừa mềm, cho trứng vịt vào nấu tiếp, để lửa liu riu đến khi thịt mềm, nước thịt chuyển dần sang màu cánh gián thì tắt bếp.


Nước kho thịt có màu vàng sóng sánh đẹp mắt.

Nồi thịt kho tàu ngon không quá nhiều nước cũng không quá cạn làm khô miếng thịt. Mỗi lần ăn có thể mang ra đun lại, càng nhiều lửa, thịt càng rục, càng mềm, càng ngon.Thịt kho tàu có thể ăn được với nhiều món như củ kiệu, dưa giá, nhưng ngon nhất là ăn kèm với dưa cải chua và cơm trắng. Cái vị chua chua mặn mặn của dưa cải hòa quyện trong vị ngọt, bùi và hơi béo của thịt kho làm mất đi cảm giác ngấy và đem lại món ăn ngon miệng trong ngày đầu xuân.

Bài & ảnh: Hữu Tưởng

Read More...

Tiệc ấm cúng cho ngày Tất niên

Ẩm thực ngon, đảm bảo sức khỏe, không gian đẹp và ấm cúng, giá cả hợp lý... là những tiêu chí được nhiều người quan tâm khi lựa chọn địa điểm cho bữa tiệc bên gia đình, người thân và đồng nghiệp.

Mỗi khi Tết đến xuân về, dù bận rộn như thế nào, người Việt vẫn có thói quen tụ họp cùng gia đình, bạn bè trong những bữa tiệc cuối năm. Qua đây, mọi người có thể cùng nhau nhìn lại những gì đã trải qua trong một năm và hướng đến năm mới với nhiều điều tốt đẹp.



Nhiều người Việt thích chọn các nhà hàng Nhật Bản cho những buổi họp mặt như vậy, bởi ẩm thực đất nước này không chỉ độc đáo ở hương vị và cách bài trí thức ăn, mà còn có lợi cho sức khỏe. Những món ăn này có nguồn gốc từ thiên nhiên, tươi sống, chủ yếu là gạo, hải sản và rau củ.

Tokyo Deli chuyên về ẩm thực Nhật là một gợi ý cho dịp lễ Tết năm nay. Nhà hàng được đánh giá cao bởi thực đơn đa dạng, phong phú, giá cả phải chăng, đậm chất ẩm thực Nhật. Nhà hàng luôn xem trọng vấn đề an toàn thực phẩm, chất lượng các món ăn được kiểm soát bởi quy trình đảm bảo vệ sinh chặt chẽ và nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, không gian ấm cúng và thân thiện, cùng với sự tận tình, chu đáo của nhân viên... cũng góp phần mang lại cho bạn và gia đình một bữa tiệc thú vị và trọn vẹn.



Tokyo Deli là chuỗi nhà hàng Nhật lớn tại Việt Nam với hệ thống gồm 7 nhà hàng nằm tại các vị trí thuận lợi, ngay trung tâm quận 1, 3 và 7 (TP HCM). Với triết lý ẩm thực ngon, an toàn vệ sinh, nhà hàng đang nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của nhiều thực khách. Để phục vụ khách hàng được tốt hơn, Tokyo Deli dự định sẽ phát triển thêm 10-15 chi nhánh.



Nhân dịp xuân Quý Tỵ, Tokyo Deli tổ chức chương trình party set (10 người). Thông tin chi tiết xem tại đây. Party Set được thiết kế dựa trên những món ăn nhiều người yêu thích. Nhân viên nhà hàng sẽ tư vấn thêm cho khách có một party như ý. Ngoài ra, với party set, thực khách sẽ được miễn phí 10 phần nước uống hoặc kem.

Tham khảo thêm tại website: http://tokyodeli.com.vn/sashimi-199.aspx.

(Nguồn: Tokyo Deli)

Read More...

Dưa món trong ngày Tết ở miền Trung

Dưa món được làm từ củ cải, cà rốt, dưa leo, đu đủ, củ kiệu... có vị chua mằn mặn lại giòn.

Trong ngày Tết, người miền Bắc ăn bánh chưng với dưa hành, người miền Nam có món bánh tét với tôm khô củ kiệu, thì với người miền Trung dưa món không thể thiếu khi ăn kèm cùng bánh tét. Dưa món được kết hợp từ nhiều nguyên liệu như cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu.... được ngâm chua mặn, khi ăn lại hơi giòn giòn. Nghe qua có vẻ đơn giản nhưng để có được hủ dưa món đầy sắc và vị thì tốn không ít thời gian và sự tỉ mỉ.


Dưa món ăn kèm với bánh tét là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người miền Trung. Ảnh: C.K.

Đầu tiên là củ kiệu, mua về cắt bỏ lá và rễ, sau đó ngâm cùng với củ cải trong nước tro hòa tan để bớt đi mùi hăng. Sau một ngày, vớt củ kiệu ra để ráo, tiếp tục ngâm trong nước pha phèn chua để trắng và giòn.

Củ cải vớt ra, gọt vỏ thái sợi hoặc thái lát. Các loại củ khác như cà rốt, su su được gọt vỏ, thái sợi hoặc tỉa thành hình cánh hoa, ngôi sao. Dưa leo được thái lát hoặc sợi, đu đủ gọt bỏ vỏ, thái thành từng sợi hoặc tỉa cánh hoa.... Sau khi đã chuẩn bị xong thì đem phơi nắng cho đến khi vừa héo là được.


Củ kiệu được ngâm qua tro cho bớt mùi hăng, lột vỏ và rửa sạch. Ảnh: Khánh Hòa.

Phơi các loại củ đơn giản là thế nhưng đòi hỏi bạn phải biết canh lượng nắng. Nếu phơi chưa đủ nắng, các loại củ này sẽ dễ bị nhũn, không giòn và nhanh hư. Nhưng nếu phơi quá héo, khi ăn sẽ dai, không ngon miệng. Trong thời tiết nắng to, chỉ cần phơi một nắng là được.

Ngoài phần nguyên liệu, nước mắm để làm dưa món cũng rất quan trọng, gồm có nước mắm, đường cát và nước lạnh. Nước mắm phải chọn loại nước mắm ngon, trong và không bị lắng cặn. Các nguyên liệu được hòa tan theo tỷ lệ một bát nước mắm, một bát đường, nửa chén nước lạnh cho lên bếp và nấu sôi. Trong quá trình nấu nhớ khuấy thật đều để các nguyên liệu hòa tan vào nhau, sau đó tắt bếp và để nguội.


Các công đoạn của quá trình làm dưa món. Ảnh: C.K.

Rửa sạch lọ thủy tinh và lau khô, xếp các nguyên liệu vào trong lọ, nếu muốn ăn cay thì cho thêm vài quả ớt phơi khô vào. Sau đó đổ nước mắm đã để nguội và ngập mặt dưa rồi đậy nắp lại. Trong quá trình ngâm, bạn nhớ để ý khi nào nước mắm trong lọ bị rút xuống, vì thấm vào trong các loại củ thì nhớ đổ thêm nước mắm đã nấu vào. Dưa món để trong khoảng 3 ngày là có thể dùng được.

Trong những ngày Tết, trong bàn ăn gia đình, đĩa dưa món không thể thiếu khi ăn kèm bánh tét. Lát bánh tét dẻo mềm, được ăn kèm với những lát dưa món giòn giòn, đậm đà đem đến cho người ăn cảm giác ngon miệng rất khó quên, một hương vị rất riêng của ngày Tết.

Khánh Hòa

Read More...

Cách chọn giò lụa ngon cho ngày Tết

Giò có hương thơm thoang thoảng, khi cắt phải mịn, ướt và có rỗ xốp trên mặt...

Dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn lựa chọn giò cho gia đình dùng trong những ngày đầu năm.

- Thịt lợn được chọn để làm giò lụa phải là thịt nạc loại ngon, tươi, sờ còn ấm tay, đem giã liên tục đến khi thịt nhuyễn (gọi là giò sống), nhấc chày lên thịt không còn dính. Thời nay, thịt được xay bằng máy nên nhanh hơn và không tốn nhiều công sức của người làm. Tuy nhiên, cây giò làm theo cách cổ truyền vẫn giữ được hương vị ngon khác so với giò xay bằng máy. Nước mắm làm giò cũng phải chọn loại ngon và thơm.


Thịt làm giò phải là thịt nạc tươi. Khi giã xong có màu hồng nhạt đẹp mắt. Ảnh: T.K.

- Cắt miếng giò, thấy thơm lừng mùi giò, thì nên thận trọng: Giò đã được tẩm hương thịt. Mùi giò do chất lượng giò ngon, chỉ thoang thoảng, quyện với hương của lá gói. Giò mà thiếu lá gói sẽ mất đi một nửa hương vị truyền thống của nó.


Lá gói giò cũng rất quan trọng, tạo nên hương vị thoang thoảng đặc trưng của giò. Ảnh: T.K.

- Mặt giò cắt phải mịn và ướt, đôi chỗ trên mặt có vài rỗ xốp. Đó là do giò được làm từ thịt ngon, nghiền thịt cho độ quánh dẻo, bọc lớp không khí. Khi luộc hoặc hấp giò, không khí bục tạo ra mặt xốp cho giò. Tuy nhiên, hiện nay một số cơ sở làm giò cũng “ngụy trang” bằng cách dùng thủ thuật để tạo ra lớp mặt rỗ này cho những loại giò ít thịt mà nhiều mỡ và bột


Bề mặt của giò khi thái ra hơi ướt, có vài rỗ xốp là giò ngon. Ảnh: T.K.

- Giò ngon, khi cắn, miếng giò không bị bở. Hương vị đặc trưng của giò còn ở cuống họng, sau khi nuốt.

- Khi mua giò về cho dù một số loại có dùng chất bảo quản thì cũng không để được lâu ở nhiệt độ thường từ 250 trở lên. Giò chả loại ngon (ít dùng bột) nếu để trong tủ lạnh, ở ngăn trên cùng (sát ngăn làm đá), có thể bảo quản giò chả được hơn 10 ngày.

Theo Tạp chí món ngon

Read More...

Bí quyết để bánh chưng có màu xanh

Để có một chiếc bánh chưng xanh đúng nghĩa, thơm ngon và giữ được lâu thì tất cả mọi khâu cần phải hoàn hảo. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ giúp bạn gói bánh thành công.

Chọn lá dong

Cần phải biết cách phân biệt lá dong nếp và lá dong tẻ. Về hình dạng lá nếp thường hơi phình ra ở phần cuống, cuống nhỏ, hai mặt trái phải có màu xanh đậm nhạt khác nhau. Trong khi đó loại lá tẻ chỉ có một màu xanh ngắt, lá dẹt, dài, cuống to, lá nổi gân đậm, lá giòn, dễ rách. Gói phải loại lá này bánh sẽ không thơm. Khi chọn tốt nhất nên mua loại lá nếp, chọn được loại phình ở đuôi càng tốt. Tuyệt đối tránh mua các loại lá dong to như lá chuối.

Ở các làng quê trong những ngày này dễ bắt gặp hình ảnh trên cây cột của nhà nào cũng buộc lá dong xung quanh. Lá dong rửa hai mặt cho đến khi không còn gợn bẩn nào thì mang về buộc lên những cây cột cho ráo nước. Vài ngày sau đến khi gói bánh dân ta sẽ mang xuống tỉa tót cho vừa vặn.

Theo kinh nghiệm của người dân làng bánh chưng cổ truyền Tranh Khúc, Thường Tín, Hà Nội, để gói bánh nhanh, để được lâu, lại dễ bóc thì trước khi gói bánh, người ta sẽ xếp cứ một chiếc lá dọc lại đến một chiếc lá đặt ngang. Chiếc lá ngoài cùng cần lá hơi già, đẹp để khi luộc bánh lên lá vẫn giữ được màu xanh. Chiếc lá trong cùng là lá bánh tẻ, lá đẹp nhất. Mỗi chiếc bánh cần ít nhất 4 lá. Dù vậy, muốn bánh giữ lâu hơn thì nên gói từ 5 đến 6 chiếc.


Chọn những chiếc lá dong hơi bầu, phình ra ở cuống lá sẽ dễ gói hơi, bánh xanh hơn. Ảnh: Phan Dương.

Chọn lạt gói bánh

Người dân ở các vùng quê nước ta thường dùng ống nứa bánh tẻ, chẻ ra rồi phơi tái làm dây buộc. Tuy nhiên chỉ nên dùng loại nứa bánh tẻ, còn nứa già sẽ giòn, dễ đứt. Để an toàn bạn nên dùng ống giang bánh tẻ làm dây buộc là chuẩn nhất.

Chọn gạo nếp

Dĩ nhiên, loại gạo gói bánh chưng ngon nhất sẽ là loại nếp cái hoa vàng Điện Biên, Hải Hậu nhưng chúng ta có thể dùng chính những hạt lúa nếp ngon từ vùng quê mình làm ra, chỉ cần chú ý đó là loại gạo nếp không pha tạp lẫn gạo tẻ.

Từng có ý kiến trước khi gói bánh nên ngâm gạo qua đêm từ 6 đến 8 tiếng nhưng theo những người dân ở làng làm bánh chưng lâu đời nhất Hà Nội - Tranh Khúc thì cách làm này không đúng. Chỉ nên đãi sạch gạo rồi ngâm trong nước lạnh khoảng nửa tiếng rồi vớt ra để ráo. Nếu ngâm nhiều qua đêm sẽ làm gạo bị chua. Đặc biệt ngâm trong nước ấm với thời gian lâu như thế sẽ làm bở mất hạt gạo.

Ở một vài làng quê nước ta hiện nay, để gạo bánh chưng xanh hơn thì người dân vẫn nhuộm gạo nếp bằng cách lấy lá riềng rửa sạch, giã nhỏ rồi vắt lấy nước. Tương truyền cách làm này sẽ khiến mùi gạo nếp thơm hơn, bánh cũng sẽ xanh từ trong ra ngoài và để cả nửa tháng không sợ chua.

Nhân bánh

Không nên dùng đậu xanh có vỏ vì sẽ dễ làm bánh dễ thiu. Thay vào đó nên dùng đậu xanh đã xát sạch bỏ. Chiếc bánh chưng ngon là ngon từ nhân bánh ngon ra. Do đó, không nên gói bánh bằng đậu sống. Lý do đơn giản vì đậu dễ bị lẫn vào gạo, chiếc bánh dễ bị tơi, không dậy vị thơm ngon. Trước khi gói bánh nên đãi sạch đậu rồi ngâm trong nước nửa tiếng, rắc thêm chút muối, mì chính vừa vặn. Lúc đậu chín cần đánh đậu thật nhuyễn.

Nhiều người thắc mắc sao bánh mình làm không ngon như bánh mua, có thể bởi vì chúng ta làm nhân ít hơn những người làm bán. Do đó, với một chiếc bánh 400g gạo (tương đương một bát ăn cơm đầy) cần 250g nhân thịt đậu. Nên mua loại thịt ba chỉ, thái vừa ăn ướp qua muối và hạt tiêu. Sau đó dùng đậu đánh nhuyễn bọc ngoài những miếng thịt rồi viên thành nắm nhân chắc.

Một số gia đình có thói quen cho hành vào bánh chưng vì nghĩ bánh sẽ ngon hơn. Tuy nhiên “bánh chưng xanh, củ hành ngày Tết” là nói đến bánh chưng đi kèm với hành kiệu muối. Việc cho hành vào bánh dễ át đi mùi thơm của đậu, hạt tiêu, bánh ngang, mất đi vị thanh vốn có. Bánh cũng mau hỏng hơn.


Nên tán nhuyễn đậu rồi bọc ngoài thịt thì khi gói nhân và gạo không bị lẫn vào nhau. Cắt chiếc bánh đẹp mắt, ăn ngon hơn. Ảnh: Phan Dương.

Gói bánh

Có một vài lý do sau gia đình bạn không nên gói bánh bằng khuôn, đó là vì gói bánh bằng khuôn thì lá sẽ bị cắt triệt để, lớp lá dọc ngoài mỏng, 4 góc bánh bị cắt lá ghép vào nhau nên bánh dễ bị bục khi chèn ép. Những góc này cũng là nơi dễ bị mốc nhất.

Gói bánh chưng phải gói bằng mặt trái của lá (mặt sống lưng) chứ không nên gói mặt trong. Một số người vẫn bị mắc lỗi này. Lúc gói bánh cần gói chặt tay, sao cho khi bạn vỗ bánh xuống đất sẽ làm bánh càng vuông vức hơn.

Luộc bánh

Trước khi luộc bánh nên đặt một chiếc rổ nhỏ xuống đáy nồi, mục đích tránh bị khét, hạn chế nước ngấm nhiều vào bánh. Đồng thời lấy các lá bánh chưng hay các đoạn lá cắt thừa lót xuống đáy nồi và xung quanh cạnh nồi. Thời gian luộc bánh cần từ 8 đến 10 tiếng.

Anh Thắng – chủ một cơ sở bánh chưng vào dạng lâu đời nhất ở làng Tranh Khúc phân tích rằng nguyên lý luộc bánh chưng là cần độ dừng. Tức là không phải lúc nào cũng phải giữ nồi bánh chưng sôi ùng ục mà cần phải có những lúc ngừng sôi (tắt bếp hay đổ nước lạnh) vào để nước ngấm, làm bánh chín dần. Do vậy, khi luộc bánh chưng gia đình bạn cần chú ý khi bánh sôi gần hết nước sẽ lại đổ nước lạnh vào để nồi bánh ngừng sôi, bánh chín dần.

Sau khi luộc bánh xong, vớt bánh ra rồi đè lớp bánh nọ lên lớp bánh kia. Lấy vật nặng vừa phải đè lên để bánh ráo nước.

Bóc bánh chưng cũng cần có nghệ thuật. Nên bóc từ ngọn lá xuống phần cuống vì như thế lá sẽ không bị dính vào bánh. Việc bánh bị dính tay là điều khó tránh khỏi. Bạn có thể rửa tay ngay sau đó.

Phan Dương

Read More...

Chuối nếp nướng trên phố Sài Gòn

Vị ngọt thanh của chuối chín xen lẫn cái bùi béo của gạo nếp và nước cốt dừa đem lại cho người ăn sự ngon miệng.

Chuối nếp nướng là món quà vặt quen thuộc ở miền Tây, nhất là vùng Châu Đốc (An Giang). Theo chân những người con xứ miệt vườn lên Sài Gòn lập nghiệp, món ăn này nhanh chóng nổi tiếng và chiếm được cảm tình của người dân ở thành phố mang tên Bác.


Chuối nếp nướng có nguồn gốc từ miền Tây. Đây là món quà vặt phổ biến ở các tỉnh đồng bằng này. Ảnh: Khánh Hòa.

Những hàng bán chuối nếp nướng khá đơn giản, chỉ cần một bếp than hồng, trên vỉ nướng là những chiếc bánh xếp đều bên nhau. Đơn giản là thế, nhưng trong những buổi chiều se se lạnh, hương thơm từ những bánh chuối nướng theo gió lan tỏa làm bạn không thể cưỡng lại được. Làm món ăn này không khó, nhưng cần phải có sự tỉ mỉ trong việc lựa chọn nguyên liệu.

Nguyên liệu chính của món ăn là chuối, người bán sử dụng loại chuối sứ quả to vừa chín đến là được. Nếp được nấu chín thơm hương nước cớt dừa. Chuối được bóc vỏ, bọc một lớp cơm nếp bên ngoài, không được dày quá cũng không mỏng quá. Nếu dầy quá khi ăn sẽ không cảm nhận được hương vị của chuối, ngược lại mỏng quá thì nướng dễ bị cháy, không giữ được hương nếp thơm ngon.


Dùng lá chuối tươi cuốn lại bên ngoài và nướng chín trên vỉ than hồng. Ảnh: C.K.

Sau đó lấy lá chuối gói bên ngoài, dùng que tăm ghim hai đầu lại rồi nướng trên vỉ. Trong quá trình nướng, nhớ trở đều tay để món ăn được chín đều, khi lớp lá chuối bên ngoài bắt đầu khô lại và chuyển sang màu nâu, lớp cơm nếp bên trong xém vàng cùng hương thơm dịu nhẹ tỏa ra là được.


Chuối nếp nướng được ăn kèm với nước cốt dừa và đậu phộng giã. Ảnh: C.K.

Chuối nếp nướng có thể ăn không, nhưng ngon miệng nhất vẫn là ăn kèm với nước cốt dừa khi còn nóng. Từng bánh chuối nướng được thái thành từng miếng vừa ăn, chan một lớp nước dừa nấu với bột báng và đậu phộng giã nhỏ. Đĩa chuối nướng thơm phức có vị ngọt của chuối, vị béo pha chút mằn mặn của nước dừa, bùi bùi của đậu phộng rang hòa quyện trong hương thơm đặc trưng của lá chuối khiến người ăn không khỏi bất ngờ về sự ngon miệng mà nó mang lại.

Khánh Hòa

Read More...

Chọn dầu ăn có lợi cho sức khỏe

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, người tiêu dùng nên chọn loại dầu ăn chứa nhiều axít béo không no như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu mè và không nên chiên rán thức ăn ở nhiệt độ quá cao... để bảo vệ sức khỏe.

Người Việt Nam đã quen với việc dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật trong chế biến thức ăn hàng ngày, nhưng không phải ai cũng biết sử dụng dầu ăn sao cho có lợi nhất đối với sức khỏe.


Dầu ăn Cánh Buồm đang dành được sự ưu ái của các bà nội trợ.

Có nhiều người quan niệm rằng dầu ăn nào cũng có chất lượng giống nhau, miễn sao nó được làm từ cùng loại nguyên liệu. Điều này không hoàn toàn đúng vì chất lượng của dầu ăn, dù có cùng nguyên liệu chế biến, luôn khác nhau bởi quy trình chế biến, bảo quản và các chất dinh dưỡng bổ sung.

Hiện, trên thị trường ngày càng có nhiều loại dầu thực vật khiến người tiêu dùng phải phân vân nên lựa chọn sản phẩm nào vừa tốt cho sức khỏe và vừa tiết kiệm chi phí.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người tiêu dùng nên chọn loại dầu ăn chứa nhiều axít béo không no như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu mè (dầu vừng), dầu ngô, dầu hướng dương, dầu đậu nành… Đồng thời, các chuyên gia còn khuyến cáo, người tiêu dùng không nên chiên rán thức ăn ở nhiệt độ quá cao, bởi khi đó dầu ăn dễ bị oxi hóa và biến chất và nếu dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ không tốt cho sức khỏe.

Đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe về an toàn thực phẩm, dầu ăn cao cấp Sailing Boat, thường được gọi là dầu Cánh Buồm, nhập khẩu từ Singapore. Loại dầu này có tính năng vượt trội, dùng để chiên lại nhiều lần mà vẫn đảm bảo chất lượng. Sản phẩm được chiết xuất từ đậu nành với công thức pha trộn độc đáo, bổ sung tinh dầu hạt cải, đang chiếm lĩnh thị trường tại Singapore, Malaysia và được ưa chuộng tại Việt Nam.


Hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm dầu ăn Sailing Boat.

Dầu ăn Cánh Buồm chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 2009, với khẩu hiệu khá ấn tượng "Thuận buồn xuôi gió - Cả nhà cùng vui", đã tạo được lòng tin ở người tiêu dùng bởi chất lượng đảm bảo. Loại dầu này được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, không có cholesterol, giàu vitamin E, nhiều dưỡng chất Omega 3, 6 và 9... Sản phẩm được kiểm định chặt chẽ từ Bộ Y tế khi nhập vào Việt Nam và có giá phù hợp với người tiêu dùng.

Người tiêu dùng có thể dễ dàng mua loại dầu ăn cao cấp Cánh Buồm thông qua các hệ thống phân phối tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng và các siêu thị, đại lý, cửa hàng lớn trên toàn quốc.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên, người tiêu dùng không nên dùng dầu thực vật thay thế hoàn toàn mỡ động vật, bởi trong mỡ động vật, đặc biệt là mỡ gan cá và một số hải sản có nhiều vitamin A và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Vì vậy, người tiêu dùng cần sử dụng phối hợp cân đối giữa chất béo động vật và chất béo thực vật trong bữa ăn hàng ngày, nhằm đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.

(Nguồn: Dầu ăn Cánh Buồm)

Read More...

4 món ngon dễ chế biến cùng bếp từ

Bắp bò khìa sả, mì xào giòn rau củ, sườn non hầm mít, chè hột gà củ năng là những món ăn ngon, hấp dẫn, dễ chế biến, mang lại cho bạn và gia đình một mâm cơm đặc biệt vào những ngày lễ hội.


Những gợi ý sau sẽ giúp bạn chế biến món ăn ngon với bếp từ BlueStone:

Bắp bò khìa sả



Nguyên liệu gồm 500gr bắp bò hoa, 5 cây sả, 6 tép tỏi, 4 trái ớt, nửa chén nước, một thìa súp hạt nêm, một thìa súp nước mắm. Ngoài ra, bạn cần cho thêm hai thìa cà phê đường, một thìa súp tương ớt, hai thìa súp dầu ăn, cùng bánh tráng, bún, xà lách, rau thơm các loại, nước mắm chua ngọt ăn kèm.

Bắp bò rửa sạch, chẻ giữa bắp bò, nhét hai cây sả đập giập vào, dùng chỉ bó bắp bò chặt lại sao cho sả nằm giữa miếng bắp bò. Cho bắp bò vào nồi, nêm hạt nêm, nước mắm, đường, tương ớt, dầu ăn, ớt đập giập, sả đập giật vào trộn đều. Kế đến bạn cho nửa chén nước vào nồi, đậy kín nắp, bật bếp từ chế độ "Low Fire" và hầm cho đến khi bắp bò mềm là được.

Cuối cùng, bạn cho bò đã mềm vào tủ lạnh, khi ăn thái lát mỏng bày ra đĩa, cuốn với bánh tráng, bún, rau sống, chấm nước mắm chua ngọt.

Mì xào giòn rau củ



Sau bắp bò khai vị, mì xào giòn rau củ sẽ giúp bạn "chắc bụng" mà vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng với rất nhiều loại rau củ.

Nguyên liệu cho món ăn gồm 100gr bắp non, một củ cà rốt, một bông cải súp lơ, một trái ớt chuông, ham chay 200gr, hai muỗng café hạt nêm chay, 50gr bột năng hoặc bột bắp và hai vắt mì.

Đặt chảo dầu lên bếp từ, chọn chế độ chiên dinh dưỡng (Healthy Fried). Mì xốc cho tơi sau đó thả vào chảo, chiên giòn, vớt để ráo. Rau củ rửa sạch, cắt vừa ăn.

Cho chảo dầu lên bếp từ, ít dầu, sau đó cho rau củ vào xào, nêm hạt nêm, một muỗng café dầu mè. Tiếp đến cho ham chay. Khuấy hai muỗng canh bột bắp với nửa chén nước, cho vào chảo hỗn hợp để tạo độ sánh cho món ăn. Xếp mì đã chiên giòn ra đĩa, cho rau củ đã xào lên trên, dùng nóng với nước tương.

Sườn non hầm mít



Nguyên liệu gồm 500gr sườn non, 200gr mít vừa chín tới, 80gr khoai tây, 80gr cà rốt. Hành tím, tỏi băm, đầu hành lá, ngò tây, cà paste. Món ăn cầm thêm muối, tiêu, dầu ăn, hạt nêm, nước mắm, nước dùng.

Sườn non rửa sạch, chặt khúc 4cm, để ráo. Ướp sườn với muỗng café hạt nêm, hai muỗng canh nước mắm, hai muỗng canh cà paste, một phần tư muỗng café đường, một phần tư muỗng café tiêu, hành tím băm nhuyễn để khoảng 10 phút cho thấm gia vị.

Khoai tây, cà rốt rửa sạch, gọt vỏ xắt khúc vừa ăn. Mít bỏ hạt để nguyên múi. Bật bếp từ BlueStone, đun nóng chảo với hai muỗng canh dầu ăn, dầu nóng cho tỏi vào phi thơm, cho tiếp phần sườn vào xào săn. Điều chỉnh bếp từ BlueStone ở mức nhiệt độ trung bình.

Lần lượt cho khoai tây, cà rốt, nước dùng vào hầm ở mức nhiệt thấp (Low Fire) cho đến khi khoai gần chín cho tiếp mít vào hầm. Nêm nửa muỗng café bột nêm, ít muối đường. Sườn chín, múc sườn ra đĩa, trang trí. Thưởng thức với cơm trắng.

Chè hột gà củ năng



Sau các món nhiều đạm và dầu mỡ, món chè hột gà củ năng là một gợi ý để kết thúc bữa ăn tối ngọt ngào.

Nguyên liệu gồm 300gr củ năng, 150gr đường, một ống vani, một tép lá dứa (lá nếp), hai lòng đỏ trứng gà.

Củ năng gọt vỏ, rửa sạch thái lát mỏng, lá dứa rửa sạch, nấu với một lít nước trên bếp từ BlueStone với mức 900W. Nước sôi, cho củ năng vào nấu, kế đến cho đường. Khi củ năng chuyển sang màu trắng trong, cho tiếp lòng đỏ hột gà vào, khuấy đều tay sau đó tắt bếp. Cuối cùng bạn cho vani vào và đảo đều. Chè hột gà củ năng dùng nóng hay lạnh đều ngon.

Khi sử dụng bếp từ, bạn nên chọn chức năng nấu phù hợp cho từng món ăn như nấu canh với chế độ nấu soup, xào với chế độ healthy fry… Bếp được điều chỉnh nhiệt độ vừa phải ở mức khoảng 100 độ C, đậy vung để nước sôi nhanh. Vì nước trong nồi rất nhanh sôi, nên bạn hãy lưu ý canh thời gian để các nguyên liệu không bị đun quá lâu, chín quá sẽ mất ngon.

(Nguồn: BlueStone)

Read More...

Giúp bạn tránh tăng cân ngày Tết


Ăn nhiều trái cây, chia thành từng bữa nhỏ hay nhai chậm trong quá trình ăn... là những cách đơn giản giúp bạn tránh được việc tăng cân trong ngày Tết.

Những món ăn ngon và đầy hấp dẫn trong ngày Tết sẽ quyến rũ bạn và dễ làm bạn tăng cân một cách nhanh chóng. Dưới đây là một số bí quyết đơn giản giúp bạn có thể giữ được cân nặng của mình trong những ngày đầu năm.

Nhai chậm

Đây là một trong những bí quyết thông minh mà bạn nên áp dụng trong những ngày Tết. Vì những người ăn nhanh thường có khuynh hướng ăn nhiều hơn. Ngược lại, nếu nhai từ từ, dạ dày của bạn sẽ có cảm giác mau no hơn mặc dù chỉ cần ăn một chút.


Bánh chưng, thịt mỡ, giò... là những nguyên nhân chính làm bạn rất dễ tăng cân. Ảnh: N.S.

Ăn thành nhiều bữa nhỏ

Khi đang áp dụng chế độ ăn kiêng, bạn nên ăn khẩu phần thức ăn ít hơn bình thường. Đây là phương pháp khôn ngoan để kiểm soát cảm giác thèm ăn của bạn. Bên cạnh đó, bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ba bữa chính trong ngày.

Tập thể dục

Bạn không nên lười vận động vào những ngày nghỉ Tết. Hãy dành một ít thời gian để tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Song, bạn cần nhớ là vẫn phải tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh.


Ăn thành từng bữa nhỏ giúp bạn tránh được việc tăng cân. Ảnh: N.S.

Ăn thức ăn giàu đạm

Một thủ thuật thông minh nữa để tránh tăng cân vào dịp Tết là trước khi đến tham dự tiệc ở đâu, bạn nên ăn một chút thức ăn có hàm lượng protein cao. Vì phương pháp này sẽ giúp cho dạ dày của bạn có cảm giác no trong thời gian dài.

Ăn nhiều trái cây

Các loại trái cây thuộc họ quýt có thể giúp cơ thể đốt cháy chất béo một cách dễ dàng và hiệu quả. Nếu muốn tránh tăng cân ngày Tết, bạn nên bổ sung các loại trái cây như chanh và cam… vào thực đơn hàng ngày.

Theo Phụ nữ Online

Read More...

Lẩu bò Bulgogy và sườn KingBBQ

Đây là hai món ăn phổ biến với hương vị thơm ngon đặc trưng và được nhiều thực khách ưa thích.

Lẩu Bò Bulgogy tại King được chế biến từ những lát thịt bò Mỹ có tẩm nhiều gia vị đặc biệt, trong đó có dầu mè và được nấu cùng nhiều loại nấm, mang hương vị đậm đà, ngọt tự nhiên. Món ăn này càng hấp dẫn hơn với nước súp ngọt thanh tự nhiên được hầm từ sườn bò.


Lẩu bò Bulgogy.

Tại King BBQ, thực khách còn có cơ hội trải nghiệm món sườn bò nướng - sườn King BBQ. Đây là một trong 4 món ngon được CNN bình chọn.

Sườn bò tại King BBQ được nhập khẩu từ Mỹ, tẩm ướp sốt đặc biệt King BBQ bởi đầu bếp Hàn Quốc Park Sung Min với hơn 30 năm kinh nghiệm. Món ăn được nướng trên bếp gốm hồng ngoại, tạo nên sự thơm ngon, chín đều, vàng óng và tốt cho sức khỏe. Thực khách có thể thưởng thức sườn nướng theo nhiều cách như cuốn với các món rau ăn kèm truyền thống của Hàn Quốc, cùng ít kim chi và nước xốt hay có thể ăn trực tiếp với nước xốt để cảm nhận sự tươi ngọt vẫn còn nguyên trong miếng thịt.


Sườn bò tại King BBQ.

Món ăn mang vị thanh ngọt tự nhiên từ thịt, vị chua cay từ kim chi và đậm đà của nước sốt. Nếu nhai kỹ, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận hết cái hương vị thơm ngon của món ăn. Khi thưởng thức món, bạn có thể dùng kèm một ngụm rượu soju hoặc rượu gạo Hàn Quốc.

Nhân dịp tất niên và chào đón Tết Quý Tỵ, nhà hàng King BBQ 24T2 Trung Hòa Nhân Chính tổ chức chương trình tặng voucher "Miễn phí lẩu bò Bulgogi và sườn KingBBQ" cho đoàn khách 4 người, có hóa đơn từ 1,5 triệu đồng trở lên, áp dụng cho lần sau. Ngoài ra, tại đây còn áp dụng chương trình "Thỏa sức tiệc tùng tại chuỗi nhà hàng Redsun". Nhà hàng sẽ giảm 15% cho các đoàn 10-20 người, giảm 20% với các đoàn trên 20 người và tặng kèm rượu vang.


Nhà hàng King BBQ với không gian sang trọng, ấm cúng.

Chuỗi nhà hàng King BBQ:

- Tầng 1, tòa nhà 24T2, đường Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT 04 62 55 77 55.
- Số 31 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT 04 62 860 860.
- Tầng 5, Vincom Center, 191 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. ĐT: 04 62 55 00 77
- Gian hàng B3 - 03B, Tầng B3, Vincom Center, 70-72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM. ĐT 08 3993 9486.
- Gian hàng B3 - 17, Vincom Eden Center, 171 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM. ĐT 08 3936 9090.

(Nguồn: King BBQ)

Read More...

Món không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết Nam bộ

Thịt kho tàu, khổ qua nhồi thịt, tôm khô củ kiệu... là những món ăn không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới của người miền Nam.

Thực đơn ngày Tết của người miền Bắc không thể thiếu các món bánh chưng, dưa hành, thịt đông, thịt bò kho quế... Người miền Trung có bánh tét, dưa món, nem chua, tré, món bò bắp giầm nước mắm xắt lát, ăn kèm với dưa món chua chua, ngọt ngọt. Riêng với người miền Nam, bánh tét là món không thể thiếu dùng để cúng ông bà. Bên cạnh đó, thực đơn ngày Tết ở đây còn có các món ăn rất dân dã như thịt kho tàu, dưa cải muối, tôm khô củ kiệu, khổ qua dồn thịt...


Thịt kho tàu. Ảnh: Phan Hữu Tưởng.

Món ăn phổ biến nhất trong ba ngày Tết là thịt kho tàu, còn được gọi là thịt kho hột vịt hay thịt kho nước dừa. Những ngày giáp Tết, các bà nội trợ của gia đình đã lo đi chợ mua loại thịt ba rọi, trứng vịt, nước dừa xiêm tươi. Thịt ba rọi mua về được rửa với nước muối, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Thái thịt thành từng khúc cỡ ba ngón tay, ướp thịt với các loại gia vị như nước mắm, muối, đường, tỏi, hành tím, ớt sừng trâu bằm nhỏ... Thịt ướp trong khoảng 30 phút để ngấm gia vị. Hột vịt đem luộc chính, bóc bỏ vỏ. Đặt nồi lên bếp, cho nước dừa tươi, nước lạnh vào đun sôi. Sau đó cho thịt vào, khi thịt vừa mềm thì cho trứng vào, nêm lại gia vị, để nhỏ lửa và ninh đến khi thịt thật mềm, nước trong nồi chuyển sang màu vàng cánh gián đẹp mắt là được.


Bánh tét.

Món thứ hai không thể thiếu là bánh tét, đây là món chính không thể vắng mặt trong ngày đầu năm. Bánh tét người miền Nam có hai loại là bánh mặn với nhân là đậu, thịt lợn và bánh ngọt có nhân chuối hoặc nhân đậu xanh. Bánh tét của miền Nam có cách gói gần giống với bánh tét của người miền Trung, cũng gói thành đòn dài với lớp lá chuối bọc bên ngoài, bên trong là nếp, tùy bánh ngọt hay mặn mà sử dụng loại nhân cho phù hợp. Ngoài việc dùng để cúng ông bà, làm quà biếu, bánh tét kết hợp với tôm khô củ kiệu còn là món ăn ngon miệng không thể thiếu trong những ngày Tết.


Khổ qua nhồi thịt.

Một món ăn dân dã khác không thể không nhắc đến là khổ qua dồn thịt. Bên cạnh là một món ăn ngon miệng, có tác dụng thanh mát cơ thể, người miền Nam ăn món này đầu năm còn có ý nghĩa cầu mong mọi chuyện không vui sẽ qua đi, một năm tươi sáng sẽ đến với mọi gia đình. Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến món tôm khô ăn với củ kiệu ngâm chua.


Dưa kiệu. Ảnh: Phan Hữu Tưởng.

Làm món này rất đơn giản, củ kiệu tươi mua về ngâm qua nước tro một đêm để giảm bớt mùi hằng. Sau đó làm sạch rễ và lá, cho lên trên mâm hoặc cái sàng và đem phơi, nếu trời nắng to chỉ cần phơi trong một buổi là được. Cho củ kiệu vào lọ thủy tinh, một lớp kiệu một lớp đường cát trắng, đậy kín lọ lại để kiệu tự ra nước, trong khoảng từ mười ngày đến hai tuần là dùng được. Củ kiệu được kết hợp với tôm khô tạo thành một món ăn rất ngon miệng với vị chua ngọt lại bùi bùi rất đặc trưng và ngon miệng.

Trên đây là những món ăn đặc trưng trong ngày Tết, mang đậm bản sắc văn hóa của người Nam bộ. Ngoài việc đơn thuần là món ăn, ẩn chứa đằng sau là ước mong tâm linh mọi đau khổ sẽ qua đi, chào đón một năm mới vuông tròn, hạnh phúc và đầy may mắn.

Bài và ảnh: Khánh Hòa

Read More...

Những món ăn bổ dưỡng từ thịt vịt

Cháo vịt đậu xanh, vịt nấu rau lang, vịt om sấu, thịt vịt nước mía... có ích cho người suy nhược, chán ăn, sốt, đổ mồ hôi ban đêm, phụ nữ kinh nguyệt ít, sản phụ thiếu sữa...


Theo đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.

Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị). Có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít, khí hư bạch đới, sản phụ thiếu sữa.


Để làm thuốc, nên dùng thịt vịt mái già. Ảnh: wordpress

Thịt vịt có tính hàn, tác dụng bổ âm nên những người dương hư, tỳ vị yếu, lạnh, người bị ngoại cảm chưa khỏi hẳn, tạm thời chưa nên ăn. Không ăn thịt vịt cùng với hồ đào (quả óc chó), mộc nhĩ, thịt ba ba, thịt rùa đen.

Cháo vịt đậu xanh

- Nguyên liệu: Vịt 1 con khoảng 1,5kg (đã làm sạch, xát rượu gừng cho thơm), gạo thơm 200g, đậu xanh nguyên hạt 200g, gừng tươi 3 củ, hành phi 50g, hành lá 100g, rau ngò. Gia vị gồm: hạt nêm, muối, tiêu, đường, nước mắm ngon. Rau ăn kèm gồm: rau đắng 200g, giá đậu 200g, cải xanh 200g.

Nguyên liệu pha nước mắm gồm: tỏi 2 tép, chanh 1 quả, ớt sừng 2 quả.

- Cách làm: Luộc vịt chín, để nguội, chặt miếng mỏng vừa ăn. Nấu nước luộc vịt với gạo và đậu xanh thành cháo nhừ. Múc cháo ra bát lớn, rắc hành lá, rau ngò, tiêu, hành phi lên trên. Xếp thịt vịt ra đĩa lớn, dùng với cháo nóng, rau cải xanh, rau đắng, giá đậu, chấm kèm nước mắm gừng.

Thịt vịt trộn rau lang

- Nguyên liệu: Thịt vịt (ức) 400g, rau lang non 400g. Gia vị gồm: tỏi bằm, tỏi phi, ngũ vị hương, dầu ăn, nước tương, chanh, muối, tiêu, đường.

- Cách làm: Thịt vịt làm sạch, ướp chút muối, đường, ít nước tương, hạt nêm, tỏi băm, ngũ vị hương, để khoảng 10 phút cho thịt thấm. Chanh vắt lấy nước cốt hòa tan với ít đường. Đun nóng chảo với dầu ăn. Cho ức vịt vào chiên áp chảo, chín đều hai mặt. Lấy thịt vịt ra, để nguội, xắt lát mỏng. Rau lang lặt những đọt, lá non rồi rửa sạch, để ráo. Đun nước sôi, cho rau lang vào luộc sơ qua, vớt ra, xả qua nước sôi để nguội.

Trộn thịt vịt với rau lang, rưới nước cốt chanh, nước tương vừa ăn. Bày ra đĩa, rắc thêm tỏi phi lên mặt. Dùng ăn trong bữa cơm.

Vịt om sấu

- Nguyên liệu: Vịt già 1 con (1,5kg), sấu xanh 5 quả, nấm hương khô 50g, 1 nước dừa xiêm 1 lít, sa tế 1 thìa súp, tiêu hạt1 thìa cà phê, hạt nêm 2 thìa cà phê, muối 1 thìa cà phê, đường 1 thìa cà phê, ngò rí, hành lá.

- Cách làm: Vịt già mua nguyên con đã làm sạch, chà xát nhiều lần qua muối cho bớt mùi hôi (để khử mùi hôi của vịt, ngoài việc dùng muối, có thể chà thêm gừng băm nhuyễn), chặt miếng vừa ăn. Ướp thịt với sa tế, hạt tiêu, hạt nêm, đường, để khoảng 15 phút cho thấm gia vị. Sấu xanh cạo vỏ, rửa sạch. Nấm hương rửa sạch, bỏ chân, ngâm với nước ấm, vớt ra, rửa lại với nước lạnh.

Bắc nồi, cho nước dừa vào, thả thịt vào nấu. Khi thịt sôi, cho sấu xanh vào, đun sôi lại, sau đó vặn nhỏ lửa, nấu đến khi vịt mềm. Cuối cùng, cho nấm hương vào, đun sôi khoảng 5 phút nữa là được. Lấy sấu ra, giầm lấy bột, cho trở lại vào nồi vịt, nêm muối, đường, hạt nêm vừa ăn, nhấc xuống.

Múc ra tô, cho ngò rí, hành lá lên mặt.

Có thể làm theo cách khác như sau:

- Nguyên liệu: Vịt 1 con làm sạch, chặt nhỏ vừa ăn. Khoai sọ cạo vỏ rửa sạch, bổ miếng. Sấu 3 - 5 quả, cạo vỏ. Rau rút + rau muống nhặt ngắn, rửa sạch. Hành khô bóc vỏ thái nhỏ.

- Cách làm: Cho hành khô vào nồi phi thơm, cho tiếp thịt vịt vào đảo đều, nêm nước mắm, mì chính (có thể thay nước mắm bằng muối hoặc bột nêm tùy thích), sau đó cho nước vào đun cho tới khi sôi, vặn nhỏ lửa, hớt sạch bọt và váng mỡ, cho tiếp khoai sọ và sấu vào đun nhỏ lửa đậy hé vung khoảng 15 - 20 phút (khoai chín mềm là được)

Dầm sấu từ từ khi thấy vừa đủ độ chua thì ngừng, nêm nếm lại gia vị, thả rau vào, khi rau vừa chín tới thì bắc xuống. Nếu muốn để trên bếp như ăn lẩu thì khi ăn mới cho rau vào.

Thịt vịt ram sả gừng

- Nguyên liệu: Thịt vịt 500g, gừng cắt sợi 50g, sả bào mỏng 50g. Ớt băm, hành tỏi băm, hành lá cắt nhỏ, hành lá tỉa xoăn, đường, nước mắm, tiêu, dầu điều, dầu ăn, bột tẩm khô chiên giòn.

- Cách làm: Thịt vịt sơ chế sạch, chặt miếng vuông 4cm, để ráo. Tẩm đều vịt với 1 gói bột tẩm khô chiên giòn, sau đó đem chiên vàng, vớt ra để ráo dầu.

Phi thơm ½ lượng gừng, sả, vớt ra để ráo dầu.

Phi thơm lượng gừng sả còn lại với 2 m hành tỏi băm, cho thịt vịt vào, thêm 1 chén nước, 2m nước mắm, 1m dầu điều, đậy nắp nấu khoảng 10 phút, mở nắp thêm 1m đường rồi đảo nhanh tay, cuối cùng cho hành lá và ớt băm vào đảo đều rồi tắt bếp.

Múc vịt ra dĩa, rắc gừng và sả phi lên trên, trang trí với hành lá tỉa xoăn.

Vịt nấu chao

- Nguyên liệu:

Vịt 1 con (khoảng 1,8kg), nên chọn vịt da mỏng, ít mỡ, thịt dày, khoai môn cau 400g, dừa nạo 400g. Ớt, rau om (ngổ), ngò gai (mùi tàu), hành băm, tỏi băm, dầu điều, chao trắng, chao đỏ, bột ngọt.

- Cách làm: Vịt làm sạch, chặt miếng vừa ăn, đem ướp với tỏi băm, hành băm, dầu điều, 2 muỗng chao đỏ (để thịt vịt có màu đẹp mắt hơn), thêm 1 muỗng chao trắng, cho thêm hạt nêm, đường, tiêu vừa phải. Để cho vịt thấm gia vị trong vòng khoảng 30 phút.

Cắt lát khoai môn, cắt khúc rau om, ngò gai dài khoảng 2cm. Đập dập ớt, bỏ hạt, băm nhỏ. Cho khoai môn vào chảo chiên sơ cho đến khi hơi vàng. Cho dầu vào chảo đun nóng, chiên tỏi thơm rồi cho thịt vịt đã tẩm ướp vào xào cho săn lại. Cho thịt vịt, khoai môn vào nồi áp suất, cho thêm nước cốt dừa vào ninh khoảng 10 phút. Cho thêm 1 bát nước cốt dừa, rau om, ngò gai vào, đun tiếp cho đến khi nồi sôi lại thì thôi.

Múc ra tô và ăn với bún, rau muống cọng cắt khoảng 5cm và nước chấm.

Pha nước chấm: cho hai muỗng chao trắng, hành băm, tỏi băm, ớt băm, 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng bột ngọt vào bát, trộn đều.

Đặc điểm của món vịt nấu chao: thịt vịt mềm, khoai môn bùi, nước ngậy thơm của nước cốt dừa và chao. Thời gian chế biến khá nhanh, nguyên liệu dễ tìm kiếm.



Vịt nấu chao. Ảnh: wordpress




Đùi vịt hầm

- Nguyên liệu : Đùi vịt 3 cái, sả 4 cây, nước cốt dừa 250 ml, tỏi 2 củ, ớt đỏ 2 trái. Muối, hạt nêm, đường, dầu ăn và 1 gói cà ri dầu.

- Cách làm : Đùi vịt xát muối kỹ, làm sạch, để ráo, dùng mũi dao nhọn xăm đều quanh đùi vịt. Cho dầu vào chảo đun nóng, phi thơm tỏi và ớt băm, cho tiếp gói cà ri vào, khuấy đều, đun sôi, bắc xuống. Cho muối, đường và đùi vịt vào nước cà ri và tỏi, ớt, ướp khoảng 1 giờ. Sả nhặt bỏ bẹ già, cắt xéo thành khúc dài.

Cho dầu vào chảo, cho đùi vịt vào xào khoảng 5 phút, cho tiếp nước cốt dừa, sả và một ít nước ấm vào, đậy vung hầm nhỏ lửa khoảng 1 giờ cho đến khi đùi vịt dậy mùi thơm và chín mềm. Nêm thêm gia vị vừa ăn, tắt bếp, dọn món ăn ra bát sâu lòng, trang trí vài lát ớt và sả lên trên.

Thịt vịt nước mía

- Nguyên liệu : Thịt vịt nạc 300g, , gạo tẻ 100g, nước mía 300ml, gia vị các loại.

- Cách làm : Thịt vịt băm nhỏ, ướp gia vị. Nấu cháo gạo tẻ với nước mía. Cháo chín nhừ thì cho thịt vịt vào, đảo đều, đun tiếp cho thịt vịt chín vịt.

Chia ăn ngày ba lần, liền một tuần. Tác dụng chữa hen suyễn.

Thịt vịt nấu đậu đỏ

- Nguyên liệu : Thịt vịt 1kg, đậu đỏ 50g, đậu phộng 100g, vỏ bí đao 30g.

- Cách làm : Nấu thành canh để ăn. Tác dụng chữa thiếu máu.

Thịt vịt hầm chân giò heo

- Nguyên liệu : Vịt mái già 1,5 - 1,8kg, chân giò heo 300g.

- Cách làm : Vịt làm sạch hầm với chân giò heo hun (hoặc không) để ăn riêng, hoặc ăn với cháo. Có thể thêm mộc nhĩ trắng, củ cải.

Món ăn này có ích cho người lao phổi, ho sốt về chiều.

Vịt hầm bách hợp

- Nguyên liệu : Vịt mái già một con (1,5 - 1,8kg), hoa bách hợp tươi 300g.

Vịt làm sạch, bỏ lòng, cho hoa bách hợp vào bụng, tưới hai muỗng rượu, gia vị, bỏ đầu vịt vào bụng, buộc chặt lại. Chưng cách thủy cho chín. Ăn thịt, lòng và hoa bách hợp. Tác dụng bổ phổi, thích hợp với người bị viêm phế quản mãn, khạc ra máu, ho lao.

Lương y Đinh Công Bảy
Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM

Read More...

Lưu ý để dùng lò vi sóng an toàn

Nên dùng đồ đựng thức ăn bằng thủy tinh, đồ sứ, gốm... Không bao giờ sử dụng đồ sứ có viền kim loại, đồ kim loại hút giữ nhiệt. Không hâm nóng hộp thực phẩm đậy kín.

Những năm gần đây, lò vi ba (còn gọi là lò vi sóng) đã trở thành phương tiện nấu nướng, hâm nóng thức ăn rất tiện lợi trong bếp của nhiều gia đình, nhất là mùa đông giá rét và những bữa cỗ Tết. Nhưng nhiều người băn khoăn liệu dùng lò viba có an toàn cho sức khỏe không?

Nguyên tắc của lò viba là sử dụng sóng điện từ cực ngắn để làm chín thực phẩm. Dưới ảnh hưởng của sóng điện từ, nước trong thực phẩm chuyển động nhanh mạnh, sinh ra nhiệt và làm chín thức ăn. Với các bếp nấu thông thường, nhiệt độ tác động vào thực phẩm dần dần từ ngoài vào trong nên thực phẩm sẽ chín từ ngoài vào trong, mặt ngoài sém vàng. Trái lại, ở lò viba thì sóng chui sâu khoảng 2,5cm, làm chín thực phẩm từ trong ra, nên thời gian nấu nhanh hơn bếp thường tới 4 lần và dùng ít năng lượng hơn.

Lò vi sóng rất thuận tiện làm chín và hâm nóng thức ăn. Khi hâm nóng món ăn, không cần cho thêm nước mà cũng không sợ món ăn khô cháy hoặc dính với nhau mà hương vị vẫn còn nguyên. Khi nấu chín thực phẩm: nấu rau đông lạnh rất thuận lợi vì nấu nhanh, không cần thêm nước nên sinh tố và hương vị của rau không mất. Nấu thịt miếng lớn rất nhanh chín và tiết kiệm thời gian. Khi nấu, nên đậy thực phẩm bằng giấy sáp, đĩa plastic để thức ăn không bị khô và chín đều. Sau khi tắt lò, món ăn vẫn tiếp tục được nấu chín cho tới khi nguội.

Để nấu ăn an toàn, cần lưu ý không nấu khi cửa lò không đóng kín hoặc bị vênh. Không hâm nóng hoặc nấu các đồ nấu bịt kín vì khi tăng nhiệt độ, áp suất cũng tăng cao sẽ gây nổ. Tương tự, không hâm nóng hộp thực phẩm đậy kín vì áp suất cao làm nổ. Không chạy lò khi không có thực phẩm trong lò. Luôn luôn có nước hoặc thực phẩm ướt khi dùng lò để tránh cho ống magnetron của lò khỏi bị hư hỏng.

Khi nấu hay hâm món ăn quá khô, có thể để một ly nước trong lò. Nước có tác dụng hút năng lượng điện từ trường, tránh cho ống magnetron khỏi bị cháy. Không chiên rán ngập mỡ trong lò vì chất béo quá nóng gây cháy. Tránh đè lên cửa hoặc nhấc lò lên bằng cánh cửa lò. Sau sử dụng vài năm, bạn cần kiểm tra lò một lần để xem có bị thất thoát sóng ra ngoài. Hằng ngày, mỗi khi dùng xong, cần lau chùi và giữ cửa lò sạch sẽ để cửa luôn luôn khép kín, tránh thất thoát sóng vi ba ra ngoài.

Tuy nhiên, lò vi sóng cũng có vài điểm bất lợi như: không phải loại thực phẩm nào cũng nấu được bằng lò vi ba; sóng điện từ phân phối không đều, có chỗ nóng nhiều như ở chung quanh lò và chỗ ít nóng như ở giữa lò, cho nên thực phẩm ở giữa lò chậm chín hơn ở chung quanh lò. Để khắc phục thì khi nấu, bạn nên xếp thực phẩm theo vòng tròn, phần thực phẩm to, dày quay ra ngoài.

Nên dùng đồ đựng đặc biệt cho lò vi sóng như dụng cụ bằng thủy tinh, đồ sứ, đồ gốm, một vài loại plastic, giấy cứng đều dùng được. Đĩa giấy, khăn giấy rất tốt trong việc nấu bằng lò vi sóng. Không bao giờ dùng đồ sứ có viền kim loại sợ gây ra tia điện; đồ kim loại hút giữ nhiệt, làm thực phẩm lâu chín và cũng gây ra tia điện. Hình dạng nồi nấu: nồi hình tròn, món ăn chín đều, còn hình vuông thì ở góc chín nhiều hơn. Luôn luôn dùng đồ nấu to hơn món ăn để khỏi tràn ra ngoài. Không dùng các hộp xốp, bao giấy nâu vì hóa chất độc từ các thứ này khi nóng có thể khuếch tán vào thức ăn.

Theo Sức khỏe Đời sống

Read More...

8 loại thức uống giải rượu ngày xuân

Nước ép cà chua, nước ép cóc, nước chanh muối... là những loại thức uống có tác dụng tốt trong việc giải rượu, rất có lợi cho bạn.


Trong những ngày đầu năm mới, việc nâng ly chúc mừng nhau là điều không tránh khỏi. Dưới đây là một số thức uống giúp bạn giải rượu nếu chẳng may quá chén trong những ngày Tết.

1. Nước mơ trần bì

Nếu nhà không có sẵn trần bì, bạn có thể thay bằng vỏ quất tươi hoặc một ít vỏ chanh. Rửa vỏ thật sạch trước khi đun.


Nước mơ. Ảnh: N.S.

- Nguyên liệu: 3 quả mơ chua hoặc mơ ngâm, một nhúm trần bì, 2 tách nước.

- Thực hiện: Quả mơ tách bỏ hạt, lấy thịt, dầm nát. Trần bì rửa sạch. Cho trần bì, quả mơ vào nồi với 2 tách nước, đun trên lửa nhỏ cho đến khi nước sắc lại còn một nửa. Cho người say dùng khi nước còn ấm để phát huy tác dụng.

2. Nước ép cà chua

Nếu thích uống ngọt, bạn có thể pha thêm 1-2 thìa cà phê đường, nước cà chua sẽ có độ ngọt vừa phải, rất ngon.

- Nguyên liệu: 2 quả cà chua, một ít muối, 1/2 tách nước lọc.

- Thực hiện: Cà chua rửa sạch, cho vào tủ lạnh giữ thật lạnh. Sau khi ép lấy nước, bạn không cần thêm đá viên, thức uống vẫn có độ lạnh, vừa dễ uống vừa không bị loãng. Cho cà chua vào máy ép hoa quả, ép lấy nước. Pha thêm 1/2 tách nước lọc và chút muối để giảm độ chua, khuấy đều.

3. Nước ép cóc

Cóc chứa nhiều vitamin C, giúp giải rượu rất hiệu quả.

- Nguyên liệu: 2 quả cóc, một ít muối, 1/2 tách nước lọc.

- Thực hiện: Cóc rửa sạch, gọt vỏ, cho vào tủ lạnh khoảng 20-30 phút để cóc thật lạnh. Cho cóc vào máy ép hoa quả, ép lấy nước. Pha thêm 1/2 tách nước lọc hoặc ít hơn nếu bạn muốn uống nguyên chất. Thêm chút muối để giảm độ chua, khuấy đều. Bạn cũng có thể ép cóc lấy nước rồi mới cho vào ngăn mát tủ lạnh.

4. Nước trà quất


Ảnh: 60s.

Trà đậm là thức uống giúp giải rượu rất tốt.

- Nguyên liệu: Một nhúm trà xanh khô, 2-3 quả quất khô hoặc mứt quất, 1 quả quất tươi, 2 tách nước lọc.

- Thực hiện: Đun nóng 2 tách nước, cho trà và quất khô hoặc mứt quất vào đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 2/3 lượng nước ban đầu. Bạn thấy nước trà sánh và đậm là được. Để nước trà hơi nguội, rót ra tách, vắt nước cốt quất tươi vào trước khi uống, dùng thìa khuấy đều.

5. Nước chanh muối

Vị chua và mùi thơm của tinh chất chanh sẽ giúp người say tỉnh táo, dễ chịu hơn.

- Nguyên liệu: 1 quả chanh, một chút muối, 1 thìa cà phê đường, 1 tách nước nóng.

- Thực hiện: Cắt đôi quả chanh, lấy một lát mỏng ở giữa, phần còn lại vắt lấy nước cốt, cho vào tách nước nóng. Thêm đường, chút muối và lát chanh vào tách, khuấy đều. Cho người say dùng nóng. Muối sẽ làm đằm vị chua, thức uống sẽ đậm đà hơn.

6. Nước đậu xanh

Đậu xanh tính mát, hạ nhiệt, thích hợp cho người say rượu.

- Nguyên liệu: 100g đậu xanh, 500 ml nước, một chút muối.

- Thực hiện: Vo đậu xanh vài lần cho sạch bụi. Cho đậu xanh vào nồi với 500ml nước, đun trên lửa nhỏ đến khi đậu nở mềm, vớt bọt. Thêm chút muối vào nồi nước đậu xanh, tắt bếp, để hơi nguội. Bạn có thể lọc lấy nước hoặc cho người say ăn luôn cả phần cái để giãi rượu.

7. Nước rau cần

Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu váng vất sau khi tỉnh.

- Nguyên liệu: 100g rau cần, một ít nước, một ít đường

- Thực hiện: Rau cần rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha chút đường uống từ từ.

8. Nước củ cải

- Nguyên liệu: 3 củ cải trắng, một ít đường

- Thực hiện: Củ cải trắng rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha thêm chút đường uống.

Theo Tạp chí món ngon

Read More...

Về Bình Định ăn nem xứ nẫu

Nem chín có màu hồng nhạt, khi ăn hơi giòn lại có vị ngọt dễ chịu. Bên cạnh đó vị cay nồng của tiêu khiến người ăn phải xuýt xoa khi thưởng thức.

Thoạt đầu mới nhìn chiếc nem Bình Định, nhiều người cho rằng nó chẳng khác gì nem ở những nơi khác. Nhưng khi cắn nhẹ một miếng nem để thưởng thức, thực khách mới cảm nhận sự khác biệt của nó. Không có cái vị chua của nem Huế hay nhiều bì như nem xứ Thanh, cũng không ngọt như các loại nem miền Nam, nem xứ nẫu có vị ngọt nhẹ với màu hồng nhạt rất đẹp mắt.


Nem Bình Định là một đặc sản nổi tiếng của người dân Bình Định.

Trong kinh nghiệm của người làm nem ở đây, thịt ngon nhất là thịt heo cỏ khoảng từ 6 đến 8 tháng tuổi, nặng chừng 60 kg. Lúc đó thịt heo không quá non cũng không quá già, rất thích hợp cho việc làm nem.

Lóc lấy những thớ thịt còn nóng tươi, lạng bỏ hết gân, rửa sạch, lau khô bằng vải sạch và thái từng lát mỏng. Sau đó cho thịt và gia vị như: muối, tiêu, đường, bột ngọt vào cối quết thật nhuyễn, quết càng nhanh tay thịt càng săn chắc lại thì nem càng ngon. Gia vị nêm vừa phải đúng liều lượng, bởi mặn quá thì lúc nem chín sẽ không còn hương vị ngọt của thịt nữa.


Nem có màu hồng nhạt, khi ăn có vị ngọt nhẹ ngon miệng.

Trong công đoạn chế biến nem Bình Định người ta không quên thêm da heo thái mỏng vào, da heo thái sợi hoặc sắt hạt lựu đều được, trộn phần da đã thái vào thịt quết nhuyễn đó, rắc thêm tiêu còn nguyên hạt vào.

Không như những nơi khác dùng lá chùm ruột, lá chuối...để gói, nem Bình Định luôn được gói trong một lớp lá ổi. Lựa những chiếc lá ổi còn non xanh để để tạo mùi thơm. Lá ổi được rửa sạch, để ráo. Múc một lượng thịt vừa đủ, quấn lá ổi quanh thịt. Bên ngoài chiếc nem bọc thêm nhiều lớp lá chuối và dùng dây buộc lại. Nem sau khi gói xong được để nơi thoáng mát qua hôm sau là có thể dùng được.

Khi dùng, thực khách nhẹ nhàng bóc từng lớp lá chuối ra, miếng nem nằm gọn gàng trông rất bắt mắt bởi màu đỏ hồng của nem. Cắn nhẹ miếng nem để thưởng thức vị ngọt của nem, vị cay của tiêu cùng hương thơm nồng của tép tỏi ăn kèm. Trong cái lạnh của những ngày đầu năm mới, nem xứ nẫu là món nhâm nhi không thể thiếu bên những ly rượu mừng xuân.

Bài và ảnh: Linh Phương

Read More...

4 sản vật Quảng Ngãi giành danh hiệu đặc sản nổi tiếng

Cá bống và don sông Trà, kẹo gương, quế Trà Bồng là 4 sản vật Quảng Ngãi được Tổ chức kỷ lục Việt Nam đưa vào các danh sách đặc sản nổi tiếng Việt Nam.

Trong đó, cá bống sông Trà và món don nằm trong số 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Kẹo gương là một trong 10 đặc sản kẹo mứt nổi tiếng Việt Nam. Quế Trà Bồng có mặt trong Top 10 đặc sản thiên nhiên nổi tiếng Việt Nam. Lãnh đạo tỉnh vừa công bố thông tin này và đánh giá đây là cơ hội vàng quảng bá văn hóa ẩm thực Quảng Ngãi với du khách trong và ngoài nước.

Theo các chuyên gia ẩm thực, cá bống sông Trà ngon nhất vào mùa hè. Ngư dân thường bắt cá bống bằng ống trống (ống tre dài khoảng 1 m, trống hai đầu, dùng một cọc nhọn cắm xuống nước). Chiều hôm trước người ta đem ống cắm dưới sông, sáng sớm hôm sau ra sông lặn xuống "túm" hai đầu xổ ra bắt gọn những chú cá trong ống.


Đặc sản cá bống sông Trà. Ảnh: Trí Tín.


Cá bống đem về còn giãy đành đạch, tươi rói; bỏ cá vào niêu đất cho gia vị ớt, hành, tiêu chế nước xăm xắp nấu với lửa riu riu hơn tiếng đồng hồ nhắc xuống, con cá vừa dai vừa thơm vừa mằn mặn ăn với cơm trắng. Cá đã kho hai ba "lửa" có vị cay cay mặn mặn của gia vị, thơm dai của thịt cá, một lần ăn thì nhớ mãi không quên.

Còn đặc sản kẹo gương hấp dẫn ngay từ tên gọi vì loại kẹo này trong như pha lê, đẹp như bức tranh tĩnh vật. Kẹo có màu vàng ươm của đậu phộng (lạc), trắng vàng của mè và mong manh dễ vỡ làm cho người ăn như phải nâng niu trên tay.

Theo chân một số người Hoa ở Triều Châu, Quảng Đông, đến sinh sống lập nghiệp tại Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, nghề làm kẹo gương lan truyền và phát triển, nay trở thành nghề truyền thống được lưu giữ qua nhiều thế hệ người dân nơi đây.

Khẽ cắn một miếng kẹo gương nghe giòn tan, vị ngọt béo bùi râm ran trên đầu lưỡi. Nhai nhẹ nhàng từng chút, tiếng lao xao dịu dàng của mè vỡ ra giữa hai hm răng, lại gặp hạt đậu phộng thơm ngậy trong vòm miệng; và từ chân răng những mảnh đường vụn tan ra tự bao giờ. Trong những buổi sáng tinh sương, trời se se lạnh, ăn kẹo gương uống kèm vào vài ngụm trà ướp sen thì khó có món ngon vật lạ nào sánh bằng.


Don sông Trà. Ảnh: Trí Tín.

Từ lâu người dân Quảng Ngãi ví don là món ăn dân dã, đậm đà phong vị quê hương, ngon miệng và giàu chất bổ dưỡng.

Don họ nhuyễn thể hai mảnh, vỏ nửa đen nhạt nửa vàng lợt, hình quả trám, to bằng móng tay út người lớn, dài hơn một phân. Vỏ thường mỏng hơn các loài ốc khác, hai mảnh vỏ chụm vào nhau, ở phía trên mỏng hơn dưới bụng. Ruột don màu phổi bò, pha màu vàng và có những tua hồng bao quanh.

Cứ từ tháng giêng âm lịch đến cuối mùa hạ, người dân miền đông Quảng Ngãi, nơi con sông Trà đổ ra biển (cửa Đại Cổ Lũy) lại rủ nhau đi nhủi cào don. Don ngon không phải vì cầu kỳ hay gắn kết với một kỷ niệm xưa... mà ngon vì thế đất, vì con nước "chè hai" giúp nó có hương vị quê hương đặc biệt.

Với đặc sản quế, từ bao đời, cây quế gắn bó máu thịt với đời sống đồng bào dân tộc Cor ở huyện miền núi Trà Bồng.


Quế Trà Bồng. Ảnh: Trí Tín.

“Phủ biên tạp lục” biên soạn năm 1776 của Lê Quý Đôn, dẫn lời của ông Trần Tân Tùng, một khách buôn Quảng Đông (Trung Quốc) đến Hội An năm 1577: “Ở Hội An hàng hóa nhiều lắm. Dù trăm chiếc thuyền to chở một lúc cũng không hết được. Đó là dược liệu trầm, kỳ, ý, dĩ, quế, thảo quý, sa nhân, tô mộc…”.

Cây quế Trà Bồng có lượng tinh dầu cao và mùi hương đặc biệt. Các tài liệu khoa học chứng minh giá trị y học rất cao của quế Trà Bồng. Quế sử dụng làm gia vị, hương liệu hoặc chiết xuất để lấy tinh dầu, dùng trong nhiều bài thuốc đông y. Đặc biệt có thể sử dụng cả vỏ quế, gỗ quế và lá quế làm nên các sản phẩm được thị trường ưa chuộng như đồ mỹ nghệ, bình, chén, hộp đựng trà, đựng tăm, nhang quế hương thơm dịu nhẹ...

Trí Tín

Read More...

Hương vị lẩu Thái, bò Australia

Vị ngọt từ xương hầm gà, các loại hải sản hòa cùng vị cay nồng của sả, ớt và vị chua... mang lại hương vị thơm ngon.

Tuy là món ăn Thái, nhưng lẩu Thái lại thích hợp khi chế biến với các loại hải sản trong bữa ăn hàng ngày của người Việt như mực, tôm, cá… Vị ngọt từ xương hầm gà cùng các loại hải sản rất hợp với vị cay nồng của sả, ớt, vị chua giúp món lẩu Thái tuy nhiều chất đạm nhưng không đầy bụng. Ngoài những nguyên liệu khá quen thuộc cho món lẩu Thái như cá, sò, tôm, mực…, bạn có thể gọi thêm đĩa thịt bò Australia, giúp món ăn thêm thú vị hơn.



Bò Australia vốn là loại thịt được xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới và là một món ăn ưa chuộng của nhiều người. Loại bò này luôn có hương vị đặc biệt thơm ngon, thịt mềm, ngọt, không dai, không có gân, nên có thể chinh phục ngay cả những thực khách khó tính. Bò Australia trước khi xuất khẩu đã trải qua các công đoạn kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm như màu sắc, độ béo, độ PH…

Thịt bò Australia tốt cho sức khỏe. Khi ăn loại bò này 3-4 bữa một tuần, bạn sẽ được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thịt bò Australia được nhúng trong nồi lẩu Thái càng dậy lên hương vị ngọt ngon và đặc trưng của loại thịt nhiều dinh dưỡng.



Tuy nhiên, nếu muốn thưởng thức sự kết hợp giữa lẩu Thái và thịt bò Australia, bạn phải có công thức đặc biệt để nấu thứ nước lẩu thơm ngon và tìm mua loại thịt bò đạt tiêu chuẩn. Nếu không có thời gian, bạn có thể tìm đến những nhà hàng chuyên món Thái.

Khi muốn thưởng thức lẩu Thái đúng kiểu, bạn có thể ghé chuỗi nhà hàng ThaiExxpress. Đặc biệt, nhân dịp tất niên và chào đón năm mới Quý Tỵ, nhà hàng có tổ chức chương trình ưu đãi đặc biệt. Đây là cơ hội thích hợp cho bạn cùng gia đình, bạn bè sum vầy, đoàn tụ nhân dịp cuối năm và chuẩn bị đón xuân mới.



ThaiExpress sẽ tặng một phiếu miễn phí bò Australia ăn kèm với lẩu Thái (hoặc một món bất kỳ trong menu) cho đoàn khách 4 người, có hóa đơn một triệu đồng trở lên, đi vào các buổi tối từ thứ hai đến thứ sáu. Phiếu sẽ được sử dụng cho những lần sau.

Chi tiết liên hệ: Chuỗi nhà hàng ThaiExpress tại Hà Nội

- Tầng 5, Vincom Center, 191 Bà Triệu. ĐT: (04) 62 55 91 91
- Tầng 1, tòa nhà 24T2, Trung Hòa, Nhân Chính, quận Cầu Giấy. ĐT: 04 62 55 77 88
Hotline: 04 66 805 805, website: http//:www.thaiexpress.vn
Facebook: facebook.com/thaiexpress.vietnam

(Nguồn: Chuỗi nhà hàng ThaiExpress)

Read More...